Chồng có vợ mang thai hộ nhưng không sinh con thì có được hưởng chính sách thai sản không?

Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024, có được hưởng chính sách thai sản nếu chồng có vợ mang thai hộ nhưng không sinh con?

Chồng có vợ mang thai hộ nhưng không sinh con thì có được hưởng chính sách thai sản không?

Căn cứ Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:

Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ
1. Lao động nữ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi khám thai theo quy định tại Điều 51 của Luật này.
2. Lao động nữ mang thai hộ khi sảy thai, phá thai hoặc có thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ, thai ngoài tử cung được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 52 của Luật này.
3. Lao động nữ mang thai hộ khi sinh con mà có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 50 của Luật này được:
a) Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này.
Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì lao động nữ mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần. Thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ là thời điểm ghi trong văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
Trường hợp trước thời điểm giao nếu đứa trẻ chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì lao động nữ mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày hết thời hạn hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều này và điểm a khoản này mà sức khỏe chưa phục hồi thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 60 của Luật này, trừ trường hợp lao động nữ mang thai hộ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con.
4. Khi lao động nữ mang thai hộ sinh con thì người chồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 53 của Luật này.

Theo đó, chồng có vợ mang thai hộ nhưng không sinh con thì người chồng không được hưởng chính sách thai sản.

Chồng có vợ mang thai hộ nhưng không sinh con thì có được hưởng chính sách thai sản không?

Chồng có vợ mang thai hộ nhưng không sinh con thì có được hưởng chính sách thai sản không? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ gồm giấy tờ nào?

Căn cứ tại Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:

Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản
1. Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con hoặc lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc lao động nữ nhờ mang thai hộ là bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con và giấy tờ khác trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy tờ chứng minh quá trình điều trị vô sinh của lao động nữ trong trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 50 của Luật này;
b) Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của lao động nữ sinh con, lao động nữ nhờ mang thai hộ trong trường hợp chết sau khi sinh con;
c) Bản chính hoặc bản sao văn bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con hoặc lao động nữ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
d) Bản chính hoặc bản sao giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 50 của Luật này;
đ) Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và gia đình và bản sao văn bản xác nhận thời điểm giao nhận con giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc lao động nữ nhờ mang thai hộ nhận con.
...

Theo đó, hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ là bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con và giấy tờ khác trong các trường hợp sau đây:

- Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của lao động nữ nhờ mang thai hộ trong trường hợp chết sau khi sinh con;

- Bản chính hoặc bản sao văn bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về tình trạng lao động nữ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

- Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định và bản sao văn bản xác nhận thời điểm giao nhận con giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc lao động nữ nhờ mang thai hộ nhận con.

Từ 1/7/2025, chế độ thai sản được áp dụng khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và cả bảo hiểm xã hội tự nguyện đúng không?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:

Loại hình, các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Trợ cấp hưu trí xã hội có các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng;
b) Hỗ trợ chi phí mai táng;
c) Hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Hưu trí;
d) Tử tuất;
đ) Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp thai sản;
b) Hưu trí;
c) Tử tuất;
d) Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
4. Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.
5. Bảo hiểm hưu trí bổ sung.

Theo đó, từ 1/7/2025 tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện đều được hưởng chế độ thai sản.

Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.

Mang thai hộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Chồng có vợ mang thai hộ nhưng không sinh con thì có được hưởng chính sách thai sản không?
Lao Động Tiền Lương
Lao động nữ mang thai hộ được hưởng tối đa bao nhiêu lần khám thai theo chế độ thai sản?
Lao Động Tiền Lương
Lao động nữ nhờ mang thai hộ cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản gồm những gì tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024?
Lao Động Tiền Lương
Từ 01/7/2025, lao động nữ nhờ mang thai hộ chết khi con chưa đủ 06 tháng tuổi thì chế độ thai sản xử lý thế nào?
Lao Động Tiền Lương
Từ ngày 01/7/2025, lao động nữ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến khi con cho được bao nhiêu tháng tuổi?
Lao động tiền lương
Từ ngày 1/7/2025 lao động nữ mang thai hộ được hưởng những chế độ thai sản nào khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Lao động tiền lương
Lao động nữ mang thai hộ có quyền tạm hoãn hợp đồng lao động không?
Lao động tiền lương
Người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ có được nghỉ thai sản hay không?
Lao động tiền lương
Lao động nữ mang thai hộ có cần bản thỏa thuận mang thai hộ để làm hồ sơ hưởng thai sản hay không?
Lao động tiền lương
Từ 1/7/2025 lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Mang thai hộ
2 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào