Chính thức sửa đổi hình thức kiểm tra kiến thức pháp luật bán hàng đa cấp có đúng không?
- Chính thức sửa đổi hình thức kiểm tra kiến thức pháp luật bán hàng đa cấp có đúng không?
- Ai sẽ cấp chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp?
- Mẫu chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp được quy định ra sao?
- Chương trình đào tạo dành cho người bán hàng đa cấp có bắt buộc hay không?
Chính thức sửa đổi hình thức kiểm tra kiến thức pháp luật bán hàng đa cấp có đúng không?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 10/2018/TT-BCT được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 12/2023/TT-BCT chính thức có hiệu lực từ ngày 21/07/2023 thì hình thức kiểm ra kiến thức pháp luật bán hàng đa cấp được quy định như sau:
Hình thức kiểm tra và đánh giá kết quả kiểm tra
1. Bài kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp, kiến thức cho đầu mối tại địa phương được thực hiện dưới hình thức tự luận hoặc trắc nghiệm trong thời gian tối thiểu 60 phút.
2. Điểm kiểm tra được chấm theo thang điểm 100, yêu cầu cụ thể như sau:
a) Đối với bài kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp, bài kiểm tra dưới 80 điểm đối với hình thức trắc nghiệm hoặc dưới 65 điểm đối với hình thức tự luận là không đạt yêu cầu.
b) Đối với bài kiểm tra kiến thức cho đầu mối tại địa phương, bài kiểm tra dưới 70 điểm đối với hình thức trắc nghiệm hoặc dưới 50 điểm đối với hình thức tự luận là không đạt yêu cầu.
Theo quy định mới thì hình thức kiểm tra và đánh giá kết quả kiểm tra đã được quy định cụ thể và phù hợp với tình hình thực tết hơn so với quy định cũ trước đây.
Chính thức sửa đổi hình thức kiểm tra kiến thức pháp luật bán hàng đa cấp có đúng không?
Ai sẽ cấp chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp?
Căn cứ theo Điều 37 Nghị định 40/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Hoạt động của cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp
1. Tổ chức đào tạo:
a) Cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp tiến hành đào tạo theo đúng nội dung, chương trình đã được công nhận và cấp chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương bằng văn bản về kết quả đào tạo tại cơ sở trong thời hạn 10 ngày làm việc sau khi kết thúc khóa đào tạo.
2. Lưu trữ hồ sơ:
Cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ các khóa đào tạo theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Hồ sơ lưu trữ gồm:
a) Hồ sơ nhập học của học viên, danh sách học viên được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo của từng khóa đào tạo;
b) Danh sách giảng viên tham gia giảng dạy cho mỗi khóa đào tạo;
c) Hồ sơ quản lý việc cấp chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp.
3. Kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp:
...
Như vậy, cơ sở đào tạo sẽ là người công nhận và cấp chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp theo quy định pháp luật.
Mẫu chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp được quy định ra sao?
Mẫu chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp được quy định tại Mẫu số 14 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2018/NĐ-CP, cụ thể:
Tải ngay chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp: TẢI VỀ
Chương trình đào tạo dành cho người bán hàng đa cấp có bắt buộc hay không?
Nhằm tăng cường quản lý và giám sát trong việc kinh doanh theo phương thức đa cấp pháp luật hiện hành có quy định về chương trình đào tạo người bán hàng đa cấp như sau:
Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Chương trình đào tạo cơ bản
1. Chương trình đào tạo cơ bản là chương trình đào tạo bắt buộc dành cho người tham gia bán hàng đa cấp.
2. Nội dung đào tạo cơ bản bao gồm các nội dung sau:
a) Pháp luật về bán hàng đa cấp;
b) Các chuẩn mực đạo đức trong hoạt động bán hàng đa cấp;
c) Các nội dung cơ bản của hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động và kế hoạch trả thưởng;
d) Cơ chế đánh giá việc hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản phù hợp với nội dung và phương thức đào tạo.
3. Thời lượng đào tạo tối thiểu là 08 giờ.
Bên cạnh đó, Điều 35 Nghị định 40/2018/NĐ-CP cũng có quy định thêm như sau:
Đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp
1. Nội dung đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp bao gồm:
a) Quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp, pháp luật về quảng cáo, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
b) Các chuẩn mực đạo đức trong hoạt động bán hàng đa cấp.
2. Chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp phải được Bộ Công Thương công nhận.
Như vậy, việc tổ chức đào tạo là trách nhiệm của công ty kinh doanh đa cấp nhằm cung cấp các kiến thức cần thiết cho người bán hàng đa cấp khi tham gia bán hàng.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?