Chính phủ đã tiết kiệm 500 ngàn tỷ đồng để cải cách tiền lương trong 2024, 2025 và 2026, cụ thể ra sao?
Chính phủ đã tiết kiệm được 500 ngàn tỷ đồng để cải cách tiền lương trong 2024, 2025 và 2026 cụ thể ra sao?
Sáng 30/9 vừa qua, Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương.
Tại phiên họp, các đại biểu tập trung thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 9, quý III, 9 tháng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 10 và những tháng còn lại của năm 2023, tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia, Báo cáo giữa nhiệm kỳ theo Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025. Các Bộ trưởng cũng đã phản hồi, trả lời các đề xuất, kiến nghị của các địa phương.
Theo thông tin tại phiên họp, những năm qua, trong bối cảnh vừa phải phòng, chống và khắc phục hậu quả dịch bệnh COVID-19, vừa phải bảo đảm an sinh xã hội, chúng ta vẫn tiết kiệm được 500.000 tỷ đồng để chuẩn bị cải cách tiền lương trong các năm 2024, 2025 và 2026 theo Nghị quyết 27 của Trung ương khóa XII.
Đánh giá đây là nỗ lực rất lớn, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách thực hiện phương án cải cách tiền lương khi được Trung ương thông qua.
Xem chi tiết: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/xem-xet-thuc-hien-che-do-tien-luong-moi-tu-ngay-1-7-2024-ban-hanh-nghi-quyet-moi-ve-chinh-sach-xa-hoi-119231002140920164.htm
Chính phủ đã tiết kiệm được 500.000 tỷ đồng để cải cách tiền lương trong 2024, 2025 và 2026, cụ thể ra sao?
Bộ Nội vụ triển khai kế hoạch cải cách tiền lương như thế nào?
Bộ Nội vụ vừa tổ chức Hội nghị giao ban công tác Quý III, triển khai nhiệm vụ Quý IV năm 2023.
Bộ Nội vụ tập trung đôn đốc các địa phương triển khai các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025; triển khai kế hoạch thực hiện cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công.
Tiếp tục đổi mới chế độ công vụ, công chức gắn với vị trí việc làm, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đặc biệt quan tâm chỉ đạo cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính.
Đồng thời chủ động, hoàn thành công tác xây dựng thể chế chính sách gồm: Trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6, khoá XV 04 văn bản, đề án: Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi); Báo cáo công tác quản lý cán bộ, công chức; Báo cáo lộ trình cải cách chính sách tiền lương; Báo cáo sơ kết tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh; trình Chính phủ ban hành 12 Nghị định; trình Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền 08 Thông tư.
Xem chi tiết: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/trien-khai-ke-hoach-cai-cach-tien-luong-bao-hiem-xa-hoi-sap-xep-don-vi-hanh-chinh-xu-ly-van-de-cong-chuc-vien-chuc-thoi-viec-bo-viec-119230930122612624.htm
Lộ trình cải cách tiền lương 2024 bắt đầu thực hiện khi nào?
Ngày 19.9 Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Tại phiên bế mạc của Diễn đàn Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đến việc sớm thực hiện cải cách chính sách cải cách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024 cũng là một "cú hích" cho thị trường lao động và góp phần kích cầu tiêu dùng nội địa.
Cũng trong tại Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội đã đề cập về thời điểm thực hiện lộ trình cải cách tiền lương có thể áp dụng là từ 1.7.2024.
Xem thêm tại: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/chia-khoa-de-kinh-te-viet-nam-thich-ung-chong-choi-va-phat-trien-trong-boi-canh-nhieu-bien-dong-rui-ro-ngay-cang-gia-tang-119230920132230927.htm.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cũng đã đề ra các mục tiêu cụ thể trong việc tăng lương qua từng giai đoạn, trong đó cụ thể như sau:
2.2. Mục tiêu cụ thể
...
(2) Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
a) Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
b) Đối với khu vực doanh nghiệp
- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?