Chi tiết bảo vệ xương bàn chân của giày ủng bảo vệ phải đáp ứng điều kiện gì?
Chi tiết bảo vệ xương bàn chân của giày ủng bảo vệ phải đáp ứng điều kiện gì?
Tại tiểu mục 6.2.6.1 Mục 6 TCVN 7653:2007 (ISO 20346 : 2004) có quy định như sau:
6. Các yêu cầu bổ sung cho giày ủng bảo vệ
...
6.2. Giày ủng nguyên chiếc
...
6.2.6 Bảo vệ xương bàn chân
6.2.6.1 Kết cấu
Chi tiết bảo vệ xương bàn chân phải được làm bằng vật liệu thích hợp và phải có hình dáng thích hợp sao cho khi va chạm thì lực gây ra được phân bố lên phần đế, phần pho mũi và càng rộng trên vùng bàn chân càng tốt.
Chi tiết bảo vệ xương bàn chân phải được lắp vào giày ủng sao không thể tháo ra được nếu không phá hỏng giày.
Chi tiết bảo vệ xương bàn chân phải vừa với hình dạng của giày ủng ở bên trong và bên ngoài của bàn chân và phải được thiết kế sao cho không làm ảnh hưởng đến chuyển động bình thường của bàn chân.
6.2.6.2 Độ bền va đập của chi tiết bảo vệ xương bàn chân
Khi thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 5.16, khoảng hở tối thiểu tại thời điểm va đập phải phù hợp với giá trị đưa ra trong bảng 15.
...
Theo quy định trên thì chi tiết bảo vệ xương bàn chân của giày ủng bảo vệ phải được làm bằng vật liệu thích hợp và phải có hình dáng thích hợp sao cho khi va chạm thì lực gây ra được phân bố lên phần đế, phần pho mũi và càng rộng trên vùng bàn chân càng tốt.
Chi tiết bảo vệ xương bàn chân phải được lắp vào giày ủng sao không thể tháo ra được nếu không phá hỏng giày.
Chi tiết bảo vệ xương bàn chân phải vừa với hình dạng của giày ủng ở bên trong và bên ngoài của bàn chân và phải được thiết kế sao cho không làm ảnh hưởng đến chuyển động bình thường của bàn chân.
Chi tiết bảo vệ xương bàn chân của giày ủng bảo vệ phải đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Độ cao của vân đế của giày ủng bảo vệ phải đáp ứng điều kiện gì?
Tại tiểu mục 6.4.3 Mục 6 TCVN 7653:2007 (ISO 20346 : 2004) có quy định như sau:
6. Các yêu cầu bổ sung cho giày ủng bảo vệ
...
6.4.2 Độ dày của đế ngoài có vân
Khi thử theo phương pháp trong TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004),điều 8.1, đối với đế ngoài phun đúc trực tiếp, lưu hóa hay dán, độ dày d1 phải không được nhỏ hơn 4 mm. Đối với đế ngoài nhiều lớp, độ dày d1 phải không được nhỏ hơn 4 mm và đối với giày ủng làm hoàn toàn bằng cao su và polyme độ dày d1 phải không được nhỏ hơn 3 mm và độ dày d3 phải không được nhỏ hơn 6 mm.
6.4.3 Độ cao của vân đế
Khi thử theo phương pháp trong TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 8.1, đối với đế ngoài phun đúc trực tiếp, lưu hóa hay dán, độ cao vân đế d2 phải không nhỏ hơn 2,5 mm. Đối với đế ngoài nhiều lớp, độ cao vân đế d2 phải không nhỏ hơn 2,5 mm và đối với giày ủng làm hoàn toàn bằng cao su polyme, độ cao vân đế không được nhỏ hơn 4 mm.
CHÚ THÍCH: Đế ngoài có độ cao vân đế nhỏ hơn 2,5 mm được coi như không có vân.
6.4.4 Độ chịu nhiệt tiếp xúc nóng
Khi thử theo phương pháp trong TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 8.7, đế ngoài bằng cao su và polyme không được bị chảy và không được có bất kỳ vết rạn nào khi uốn quanh trục. Khi thử theo cách tương tự với đế ngoài bằng da, đế phải không được có bất kỳ vết rạn nào hoặc hóa than mở rộng đến lớp liên kết khi uốn quanh trục.
...
Theo đó, khi thử theo phương pháp xác định độ dày của đế ngoài quy định tại Mục 8.1 TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004) thì đối với đế ngoài phun đúc trực tiếp, lưu hóa hay dán, độ cao vân đế d2 phải không nhỏ hơn 2,5 mm. Đối với đế ngoài nhiều lớp, độ cao vân đế d2 phải không nhỏ hơn 2,5 mm và đối với giày ủng làm hoàn toàn bằng cao su polyme, độ cao vân đế không được nhỏ hơn 4 mm.
Lưu ý: Đế ngoài có độ cao vân đế nhỏ hơn 2,5 mm được coi như không có vân.
Kích thước tính bằng milimét
Giày ủng có sử dụng một lót mặt có thể tháo được thì có phải nêu trong tờ phiếu đính kèm hay không?
Tại tiểu mục 8.3 Mục 8 TCVN 7653:2007 (ISO 20346 : 2004) có quy định như sau:
8. Thông tin cần cung cấp
...
8.3. Lót mặt
Nếu giày ủng có sử dụng một lót mặt có thể tháo được thì phải được nêu rõ ràng trong tờ phiếu đính kèm rằng phép thử đã được thực hiện với giày có lót mặt. Phải đưa ra cảnh báo rằng giày ủng chỉ được sử dụng với lót mặt ở đúng vị trí và lót này chỉ được thay thế bởi một lót có thể so sánh, được cung cấp bởi nhà sản xuất giày ủng.
Nếu giày ủng không có lót mặt thì nó cũng phải được nêu rõ ràng trong tờ phiếu đính kèm là các phương pháp thử này đã được tiến hành với giày không có lót. Phải đưa ra cảnh báo rằng giày ủng nếu có thêm lót có thể ảnh hưởng đến đặc tính bảo vệ của nó.
Theo đó, nếu giày ủng có sử dụng một lót mặt có thể tháo được thì phải được nêu rõ ràng trong tờ phiếu đính kèm rằng phép thử đã được thực hiện với giày có lót mặt.
Phải đưa ra cảnh báo rằng giày ủng chỉ được sử dụng với lót mặt ở đúng vị trí và lót này chỉ được thay thế bởi một lót có thể so sánh, được cung cấp bởi nhà sản xuất giày ủng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?