Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 10 tháng năm 2024 tăng 3,78% đúng không? CPI tăng thì lương tối thiểu tăng không?
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 10 tháng năm 2024 tăng 3,78% đúng không?
Theo Mục 1 Nghị quyết 218/NQ-CP năm 2024 quy định về tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 năm 2024 và 10 tháng năm 2024, trong đó Chính phủ thống nhất đánh giá:
Trong tháng 10, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp; xung đột quân sự tiếp tục leo thang ở một số khu vực; kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, không đồng đều, thiếu vững chắc; thiên tai, biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn đến nhiều quốc gia.
Ở trong nước, nền kinh tế tiếp tục phục hồi rõ nét, nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những thiệt hại nặng nề do thiên tai, bão lụt gây ra ở nhiều địa phương.
Trước bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư, sự đồng hành của Quốc hội và các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và giúp đỡ của bạn bè quốc tế;
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương đã nắm chắc tình hình, bám sát thực tiễn, tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực theo các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, nhất là Nghị quyết, Kết luận của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII; chủ động xử lý những nhiệm vụ, công việc thường xuyên ngày càng nhiều, tích cực giải quyết những vấn đề tồn đọng kéo dài, có phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp với những vấn đề phát sinh.
Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội nước ta trong tháng 10 tiếp tục xu hướng tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, tính chung 10 tháng đạt những kết quả quan trọng, cao hơn cùng kỳ năm trước trên hầu hết các lĩnh vực.
Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 10 tháng tăng 3,78% trong bối cảnh đã điều chỉnh giá điện, học phí.
Thị trường tiền tệ, tỷ giá cơ bản ổn định; mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm so với cuối năm 2023; bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng. Thu ngân sách nhà nước 10 tháng tăng mạnh, ước đạt 97,2% dự toán, tăng 17,3% so với cùng kỳ; chi ngân sách nhà nước đạt 66% dự toán năm, tăng 4,1% so với cùng kỳ.
Bội chi ngân sách nhà nước, nợ công, nợ Chính phủ trong giới hạn cho phép, nợ nước ngoài giảm nhanh. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10 ước đạt 69,2 tỷ đô la Mỹ (USD), tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ; tính chung 10 tháng tăng 15,8%, xuất siêu ước đạt 23,31 tỷ USD.
Vậy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tháng 10 năm 2024 tăng 3,78% trong bối cảnh đã điều chỉnh giá điện, học phí.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 10 tháng năm 2024 tăng 3,78% đúng không? CPI tăng thì lương tối thiểu tăng không? (Hình từ Internet)
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thì lương tối thiểu có tăng không?
Theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Theo đó chỉ số giá tiêu dùng là một trong những yếu tố tác động đến việc điều chỉnh mức lương tối thiểu của người lao động.
Chỉ số giá tiêu dùng và lương tối thiểu là hai chỉ tiêu thống kê khác nhau phản ánh các khía cạnh khác nhau của phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên giữa hai chỉ tiêu này có quan hệ và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
Tăng lương tối thiểu góp phần nâng cao đời sống của nhân dân sẽ làm cho sức mua của dân cư tăng lên sẽ làm cho giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng lên.
Ngược lại, khi giá tiêu dùng tăng, chỉ số giá tiêu dùng ngày càng lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư (khi giá hàng hóa và dịch vụ tăng với một lượng tiền lưu thông không đổi thì khối lượng hàng hóa tiêu dùng của người dân ít hơn), do đó nhà nước cần có nhiều biện pháp, trong đó có giải pháp tăng lương tối thiểu.
Doanh nghiệp trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Theo khoản 3, khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Lưu ý: Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp là tổ chức thì áp dụng mức phạt sẽ gấp đôi.
Như vậy trường hợp doanh nghiệp có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định thì bị phạt tiền theo các mức sau đây:
- Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
Ngoài ra thì doanh nghiệp còn phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Chính thức mức tăng lương cơ sở 2026 bao nhiêu đối với toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang còn phải phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế thế nào?
- Thống nhất xây dựng 05 bảng lương mới cho CBCCVC và LLVT bằng mức lương cơ bản thay vì mức lương cơ sở như hiện nay có đúng không?
- Thống nhất 03 mức lương hưu trong năm 2025 cho đối tượng là người lao động, CBCCVC và LLVT, cụ thể ra sao?
- 02 lý do chưa thể tăng lương hưu cho CBCCVC và LLVT trong đợt tăng lương hưu mới là gì?