Chế độ phụ cấp của từng chức vụ chỉ huy dân quân tự vệ được tăng cụ thể ra sao?
Chế độ phụ cấp của từng chức vụ chỉ huy dân quân tự vệ được tăng cụ thể ra sao?
Nghị định 16/2025/NĐ-CP sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 23 tháng 3 năm 2025 và sẽ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 72/2020/NĐ-CP.
Kể từ ngày đó, chế độ phụ cấp của từng chức vụ chỉ huy dân quân tự vệ sẽ được tăng đáng kể như sau:
- Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự cấp xã; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức: 561.600 đồng;
- Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã; Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức; Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội dân quân thường trực; Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội dân quân tự vệ cơ động: 514.800 đồng;
- Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn; Phó Hải đoàn trưởng, Chính trị viên phó hải đoàn; Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội dân quân thường trực; Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội dân quân tự vệ cơ động: 491.400 đồng;
- Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội; Trung đội trưởng dân quân cơ động, Trung đội trưởng dân quân thường trực: 468.000 đồng;
- Thôn đội trưởng: 280.800 đồng và hưởng thêm 100% phụ cấp chức vụ tiểu đội trưởng khi kiêm nhiệm tiểu đội trưởng dân quân tại chỗ, hoặc 100% phụ cấp chức vụ trung đội trưởng khi kiêm nhiệm trung đội trưởng dân quân tại chỗ. Trường hợp thôn tổ chức tổ dân quân tại chỗ thì được hưởng thêm 100% phụ cấp chức vụ của tiểu đội trưởng;
- Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội; Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội: 351.000 đồng;
- Trung đội trưởng; Tiểu đội trưởng dân quân thường trực: 280.800 đồng;
- Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩu đội trưởng: 234.000 đồng.
(Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 72/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 16/2025/NĐ-CP).
Tải bảng so sánh Bảng so sánh mức phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ: Tải về
Chế độ phụ cấp của từng chức vụ chỉ huy dân quân tự vệ được tăng cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Dân quân tự vệ được phân cấp quản lý đơn vị như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 72/2020/NĐ-CP quy định dân quân tự vệ được phân cấp quản lý đơn vị như sau:
- Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quản lý:
+ Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thuộc doanh nghiệp có tiểu đoàn tự vệ; Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thuộc sở, ban, ngành và tương đương ở cấp tỉnh, ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế trên địa bàn;
+ Hải đội dân quân thường trực;
+ Đại đội pháo phòng không, pháo binh Dân quân tự vệ; tiểu đoàn tự vệ, hải đoàn tự vệ trong thời gian huấn luyện, hoạt động.
- Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quản lý:
+ Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 72/2020/NĐ-CP;
+ Đại đội pháo phòng không, pháo binh Dân quân tự vệ; tiểu đoàn tự vệ, hải đoàn tự vệ trừ thời gian huấn luyện, hoạt động;
+ Đơn vị dân quân thường trực của cấp huyện; đơn vị Dân quân tự vệ do cấp huyện tổ chức trong thời gian huấn luyện, hoạt động.
- Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, chỉ huy đơn vị tự vệ nơi không có Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức quản lý:
+ Đơn vị Dân quân tự vệ của cấp mình tổ chức;
+ Đơn vị Dân quân tự vệ do cấp trên tổ chức trừ thời gian huấn luyện, hoạt động.
- Quân chủng Hải quân quản lý:
+ Đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp nhà nước có phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển;
+ Đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp thuộc Quân chủng Hải quân.
- Người đứng đầu doanh nghiệp quân đội quản lý đơn vị tự vệ thuộc quyền.
Số lượng Phó chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức được sắp xếp như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 72/2020/NĐ-CP quy định số lượng Phó chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức được sắp xếp như sau:
- Số lượng Phó chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã như sau:
+ Đơn vị hành chính cấp xã loại 1, xã biên giới, ven biển, đảo được bố trí không quá 02 Phó chỉ huy trưởng. Căn cứ tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định số lượng Phó chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã trong số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
+ Đơn vị hành chính cấp xã không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 72/2020/NĐ-CP bố trí 01 Phó chỉ huy trưởng.
- Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức bố trí 01 Phó chỉ huy trưởng. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự và tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm không quá 02 Phó Chỉ huy trưởng theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.



- Quyết định bãi bỏ lương cơ sở, thay thế bằng mức lương cơ bản được Bộ Chính Trị đề xuất thời gian thực hiện sau 2026 có đúng không?
- Sửa Nghị định 178: Chốt cán bộ công chức cấp xã không được hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi trong trường hợp đã hưởng chính sách nào?
- Lời chúc ngày 6 4 ngắn gọn, ý nghĩa và hay nhất, cụ thể ra sao? Công ty có phải thưởng cho người lao động vào ngày này không?
- Toàn bộ bảng lương mới của cán bộ công chức viên chức từ cấp xã đến Trung ương theo chức vụ lãnh đạo chuyển xếp lương thế nào?
- Nghỉ hưu trước tuổi: Đối tượng được hưởng mức lương hưu tối đa khi nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 67 sửa đổi Nghị định 178 là ai?