Chế độ áp dụng với các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ đối với phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thế nào?
Chế độ áp dụng với các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ đối với phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thế nào?
Theo Điều 33 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ như sau:
- Các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ được hưởng phụ cấp chức vụ, bao gồm:
+ Chỉ huy trưởng, Chính trị viên;
+ Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó.
+ Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn, Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn, Phó Hải đoàn trưởng, Chính trị viên phó hải đoàn;
+ Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội, Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội, Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội;
+ Trung đội trưởng;
+ Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩu đội trưởng;
+ Thôn đội trưởng kiêm chỉ huy đơn vị dân quân tại chỗ.
- Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp hằng tháng, bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế; nếu chưa tham gia bảo hiểm xã hội, có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên, khi nghỉ việc thì được trợ cấp một lần.
- Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, các chức vụ chỉ huy đơn vị dân quân cơ động, dân quân thường trực được hưởng phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự.
- Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên.
- Thôn đội trưởng được hưởng phụ cấp hằng tháng, phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ Tiểu đội trưởng hoặc Trung đội trưởng dân quân tại chỗ.
Chế độ áp dụng với các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ đối với phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Dân quân tự vệ thế nào?
Theo Điều 4 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định thì nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Dân quân tự vệ như sau:
- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ, trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức; sự chỉ huy cao nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; sự chỉ huy của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, người chỉ huy đơn vị quân đội.
- Tuân thủ Hiến pháp 2013, pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; dựa vào dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ.
- Xây dựng Dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp; tổ chức, biên chế của Dân quân tự vệ phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, gắn với địa bàn và nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, tổ chức; thuận tiện cho lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, quản lý và phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương, cơ quan, tổ chức.
Quản lý Dân quân tự vệ được quy định ra sao?
Theo Điều 9 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định:
Đăng ký công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, quản lý Dân quân tự vệ
1. Việc đăng ký công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được quy định như sau:
a) Tháng 4 hằng năm, căn cứ kết quả đăng ký nghĩa vụ quân sự, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đăng ký cho công dân đủ 18 tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; tổ chức đăng ký bổ sung cho công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
b) Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ khi thay đổi nơi cư trú đến đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã có trách nhiệm đăng ký cho công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
Trường hợp thay đổi nơi làm việc thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đăng ký cho công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
c) Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần theo quy định của pháp luật được miễn đăng ký nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
2. Việc quản lý Dân quân tự vệ được quy định như sau:
a) Dân quân tự vệ khi vắng mặt trong thời gian thực hiện nhiệm vụ phải báo cáo với người chỉ huy trực tiếp để xem xét, quyết định;
b) Dân quân tự vệ tạm vắng trong thời gian từ 03 tháng trở lên phải báo cáo với Ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức hoặc người chỉ huy đơn vị tự vệ nơi không có Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức;
c) Chính phủ quy định phân cấp quản lý đơn vị Dân quân tự vệ.
Theo đó việc quản lý Dân quân tự vệ được quy định như sau:
- Dân quân tự vệ khi vắng mặt trong thời gian thực hiện nhiệm vụ phải báo cáo với người chỉ huy trực tiếp để xem xét, quyết định;
- Dân quân tự vệ tạm vắng trong thời gian từ 03 tháng trở lên phải báo cáo với Ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức hoặc người chỉ huy đơn vị tự vệ nơi không có Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức;
- Chính phủ quy định phân cấp quản lý đơn vị Dân quân tự vệ.



- Lao động hợp đồng được nhận tiền Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 không? Nếu được thì cần điều kiện gì?
- Cách tính tiền trợ cấp Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178, cụ thể được nhận bao nhiêu tiền?
- Từ 1/7/2025 quy định thời điểm bãi bỏ lương cơ sở của CBCCVC và LLVT thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở có đúng không?
- Bố trí, giải quyết chế độ, chính sách với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thực hiện theo quy định của ai tại Nghị định 33?
- Quyết định bãi bỏ lương cơ sở, thay thế bằng mức lương cơ bản được Bộ Chính Trị đề xuất thời gian thực hiện sau 2026 có đúng không?