Chất gây nghiện là gì? Công chức nghiện ma túy bị xử lý kỷ luật như thế nào?

Theo quy định hiện hành, chất gây nghiện là gì? Công chức nghiện ma túy bị xử lý kỷ luật như thế nào?

Chất gây nghiện là gì?

Tại khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy 2021 có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.
2. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
3. Chất hướng thần là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
4. Tiền chất là hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy được quy định trong danh mục tiền chất do Chính phủ ban hành.
5. Thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất là thuốc thú y có chứa các chất được quy định tại các khoản 2, 3 và 4 của Điều này.
6. Cây có chứa chất ma túy là cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định.
7. Phòng, chống ma túy là phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn ma túy; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.
...

Theo đó, chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

Xem thêm:

>>> Trong trường hợp nào chưa xem xét kỷ luật công chức? Quyết định kỷ luật công chức có hiệu lực bao nhiêu tháng?

Chất gây nghiện là gì?

Chất gây nghiện là gì? Công chức nghiện ma túy bị xử lý kỷ luật như thế nào?

Công chức nghiện ma túy bị xử lý kỷ luật như thế nào?

Tại Điều 13 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này;
3. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
4. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền;
5. Ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này, hình thức kỷ luật buộc thôi việc còn được áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.

Theo đó, công chức cấp huyện nghiện ma túy sẽ bị kỷ luật buộc thôi việc. Việc nghiện ma túy này phải do cơ sở y tế kết luận hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.

Công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì có được hưởng chế độ thôi việc không?

Tại Điều 39 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Các quy định liên quan sau khi có quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức
1. Công chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức hạ bậc lương, nếu đang hưởng lương từ bậc 2 trở lên của ngạch hoặc chức danh thì xếp vào bậc lương thấp hơn liền kề của bậc lương đang hưởng. Thời gian hưởng bậc lương mới kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau để trở lại bậc lương cũ trước khi bị kỷ luật được tính kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực. Thời gian giữ bậc lương trước khi bị kỷ luật hạ bậc lương được bảo lưu để tính vào thời gian xét nâng bậc lương lần kế tiếp. Trường hợp công chức đang hưởng lương bậc 1 hoặc đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung của ngạch hoặc chức danh thì không áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương; tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật, cấp có thẩm quyền xem xét áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp.
2. Công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc
a) Công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
b) Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức lưu giữ hồ sơ công chức bị kỷ luật buộc thôi việc có trách nhiệm cung cấp bản tóm tắt lý lịch và nhận xét (có xác nhận) khi công chức đó yêu cầu.
c) Sau 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật buộc thôi việc có hiệu lực, công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc được quyền đăng ký dự tuyển vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước. Trường hợp bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc do tham nhũng, tham ô hoặc vi phạm đạo đức công vụ thì không được đăng ký dự tuyển vào các cơ quan hoặc vị trí công tác có liên quan đến nhiệm vụ, công vụ đã đảm nhiệm.
3. Trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý ở hình thức kỷ luật giáng chức mà không còn chức vụ thấp hơn chức vụ đang giữ thì giáng xuống không còn chức vụ.
...

Theo đó, công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Thuật ngữ pháp lý
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Báo điện tử là gì? Khi nào nhà báo phải tiến hành đổi thẻ nhà báo?
Lao động tiền lương
Chứng thư số là gì? Cách sử dụng chứng thư số của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức ra sao?
Lao động tiền lương
Thu nhập là gì, thu nhập cá nhân là gì? Thu nhập và lương khác nhau như thế nào?
Lao động tiền lương
Dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng là gì? HĐLĐ có cần thông tin tài khoản ngân hàng của NLĐ không?
Lao động tiền lương
Không gian mạng quốc gia là gì? Tuyển chọn, đào tạo, phát triển lực lượng bảo vệ an ninh mạng ra sao?
Lao động tiền lương
Trách nhiệm là gì? Ví dụ về người có trách nhiệm cuộc sống nói chung và trong công việc nói riêng?
Lao động tiền lương
Thu nhập thụ động là gì, ví dụ? Cách tạo thu nhập thụ động cho người lao động ra sao?
Lao động tiền lương
Khái niệm thương hiệu là gì, ví dụ về thương hiệu? Xây dựng thương hiệu tuyển dụng thông qua các bước nào?
Lao động tiền lương
Lợi nhuận gộp là gì, ví dụ? Lợi nhuận gộp công thức như thế nào? Doanh nghiệp không thưởng tết cho nhân viên do lợi nhuận gộp thấp có được không?
Lao động tiền lương
Kiểm tra, giám sát là gì, ví dụ về giám sát? Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng là trách nhiệm của ai?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thuật ngữ pháp lý
190 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuật ngữ pháp lý

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuật ngữ pháp lý

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Tổng hợp văn bản pháp luật về Phòng, chống ma túy mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào