Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được nhận mức phụ cấp trách nhiệm theo nghề là bao nhiêu?
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được nhận mức phụ cấp trách nhiệm theo nghề là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 171/2005/QĐ-TTg quy định như sau:
Thẩm phán Toà án nhân dân các cấp (kể cả Chánh án Toà án nhân dân tối cao), Thư ký Toà án và Thẩm tra viên thuộc ngành Toà án được áp dụng phụ cấp trách nhiệm theo nghề theo quy định sau đây:
1. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
2. Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
3. Thẩm phán Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 30% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
4. Thư ký Toà án các cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
5. Thẩm tra viên cao cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 15% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
6. Thẩm tra viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
7. Thẩm tra viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Theo đó, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được nhận mức phụ cấp trách nhiệm theo nghề là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào chi trả phụ cấp trách nhiệm theo nghề cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao?
Theo Mục III Thông tư liên tịch 04/2005/TTLT-TANDTC-BNV-BTC quy định như sau:
III. NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁCH CHI TRẢ
1. Nguồn kinh phí
Năm 2004 và năm 2005, nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán, Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên ngành Tòa án thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức thực hiện cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Từ năm 2006 trở đi, kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán, Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên ngành Tòa án được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của ngành Tòa án nhân dân.
2. Cách chi trả
a. Phụ cấp trách nhiệm đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán, Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên thuộc biên chế trả lương của Tòa án nào thì do Tòa án đó chi trả;
b. Phụ cấp trách nhiệm được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và quyết toán theo quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính hiện hành.
c. Mức phụ cấp trách nhiệm quy định tại Thông tư này không được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
...
Như vậy, theo quy định trên thì mức phụ cấp trách nhiệm theo nghề của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thuộc biên chế trả lương của Tòa án nhân dân tối cao nào thì do Tòa án nhân dân tối cao đó chi trả.
Lưu ý: Mức phụ cấp trách nhiệm không được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cần đáp ứng tiêu chuẩn về chức danh như thế nào?
Căn cứ điểm 2.16 khoản 2 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 quy định Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào về chức danh cụ thể như sau:
KHUNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÁN BỘ THUỘC DIỆN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG, BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ QUẢN LÝ
...
2. Tiêu chuẩn chức danh cụ thể
Tiêu chuẩn các chức danh dưới đây phải bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn chung nêu tại Mục 1, Phần I, Quy định này; đồng thời, đáp ứng các tiêu chuẩn của mỗi chức danh, cụ thể như sau:
...
2.16. Chức danh khối cơ quan tư pháp
a) Toà án nhân dân tối cao
a.1) Chánh án Toà án nhân dân tối cao
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có trình độ cao và am hiểu sâu sắc về hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế; đủ tiêu chuẩn chức danh Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Có năng lực cụ thể hoá và tổ chức thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực được phân công; có năng lực xây dựng pháp luật. Có kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của các cơ quan tư pháp; công tâm, khách quan trong chỉ đạo công tác xét xử. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp tỉnh hoặc lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương. Là Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ trở lên.
...
Như vậy, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chung được quy định tại Quy định 214-QĐ/TW năm 2020; đồng thời phải đáp ứng được tiêu chuẩn chức danh được quy định cụ thể như trên.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?