Cáp cứng của cáp điện phòng nổ cho phép có bán kính cong nhỏ nhất là bao nhiêu?
Cáp cứng của cáp điện phỏng nổ cho phép có bán kính cong nhỏ nhất là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 13 Điều 6 QCVN 21:2023/BCT về An toàn đối với cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò quy định như sau:
Yêu cầu chung của cáp điện phòng nổ
...
6.13. Cáp điện phòng nổ hoàn thiện
6.13.1. Đường kính ngoài của cáp đã hoàn thiện phải nằm trong phạm vi thông số kỹ thuật do nhà sản xuất cung cấp được chỉ định trong tài liệu của từng loại cáp.
6.13.2. Khả năng chống va đập cơ học, cáp có tiết diện danh định từ 16mm2 trở lên phải đáp ứng yêu cầu về va đập cơ học, số lần tác động được quy định như sau:
6.13.2.1. Tiết diện danh định của lõi nguồn (16 đến 35) mm2: 2 lần.
6.13.2.2. Tiết diện danh định của lõi nguồn (50 đến 150) mm2: 3 lần.
6.13.2.3. Kết quả thử nghiệm va đập của cáp, rơle phát hiện rò điện không được tác động.
6.13.3. Phải có khả năng chống uốn với thử nghiệm 9000 lần mà không bị ngắn mạch hoặc hở mạch.
6.13.4. Bán kính cong nhỏ nhất cho phép đối với:
6.13.4.1. Cáp mềm bằng 6 lần đường kính ngoài.
6.13.4.2. Cáp cứng bằng 15 lần đường kính ngoài.
6.13.5. Vỏ cáp điện phòng nổ có mức điện áp khác nhau phải sử dụng các màu khác nhau để nhận dạng như sau:
6.13.5.1. Vỏ màu đỏ cho cáp có điện áp 3,6/6 kV, 6/10 kV và 8,7/10 kV;
6.13.5.2. Vỏ màu đen cho cáp có điện áp 0,66/1,14 kV, 0,38/0,66 kV và thấp hơn.
6.13.6. Tính chống cháy của cáp điện phòng nổ phải tuân thủ các yêu cầu và phép thử nghiệm của các tiêu chuẩn TCVN 6613-1-2:2010 (IEC 60332-1-2:2004), TCVN 6613-3-10:2010 (IEC 60332-3-10:2009) và TCVN 9618-21:2013 (IEC 60331-21:1999).
Theo đó, cáp cứng của cáp điện phỏng nổ cho phép có bán kính cong nhỏ nhất bằng 15 lần đường kính ngoài.
Cáp cứng của cáp điện phòng nổ cho phép có bán kính cong nhỏ nhất là bao nhiêu?
Phải sử dụng cáp điện phòng nổ như thế nào để cung cấp điện cho các máy công tác?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 QCVN 21:2023/BCT về An toàn đối với cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò quy định:
Yêu cầu về lắp đặt vận hành cáp điện phòng nổ trong mỏ hầm lò
...
8.2. Lắp đặt cáp trên các đường lò mỏ
...
8.2.3 Cáp được treo trong các đường lò trên các móc hoặc dây treo cáp. Khi đi chung trên cùng một tuyến phải thực hiện lần lượt từ trên xuống theo cấp điện áp của mạng cáp được cung cấp, các cáp của mạng tín hiệu, mạch điều khiển tự động, mạch đo lường giám sát, mạch thông tin liên lạc và cáp quang phải cách các mạch điện lực ít nhất 200 mm.
8.2.4. Các cáp của mạch an toàn tia lửa đi riêng biệt sử dụng loại cáp có vỏ bọc kim, không cho phép các mạch an toàn tia lửa và các mạch không an toàn tia lửa đi chung trong một cáp, trừ trường hợp các sợi cáp của mạch an toàn tia lửa đi trong màn chắn bảo vệ.
8.2.5. Để cung cấp điện cho các phụ tải điện di động phải sử dụng cáp phòng nổ loại mềm, với thiết bị cầm tay phải là cáp đặc biệt mềm.
8.2.6. Để cung cấp điện cho các máy công tác hoặc phụ tải điện được điều khiển tại vị trí của máy phải sử dụng cáp phòng nổ có lõi điều khiển có màn chắn.
8.2.7. Đối với trục chính của tuyến cáp cung cấp điện ít di chuyển trong vận hành cho phép sử dụng cáp phòng nổ cứng có cách điện XLPE, cách điện PVC hoặc cáp phòng nổ mềm có cách điện cao su.
8.2.8. Đối với các tuyến cáp trong vận hành thường xuyên phải thay đổi theo thực tế công nghệ khai thác phải sử dụng các cáp phòng nổ mềm có cách điện cao su.
8.2.9. Để chống nhiễu cho các hệ thống điều khiển, tự động hóa, đo lường giám sát, hệ thống thông tin liên lạc và các mạch an toàn tia lửa các loại cáp sử dụng cho các hệ thống này phải là cáp có vỏ bọc kim bằng băng đồng hoặc lưới đồng.
8.3. Độ tăng nhiệt độ của cáp điện phòng nổ cho mỏ
Trong quá trình vận hành nhiệt độ của các đầu vào cáp tuân thủ Điều 16 của TCVN 10888-0:2015 (IEC 60079-0:2011) và không được vượt quá 70 °C ở vị trí đầu vào cáp và 80 °C ở các điểm phân nhánh của lõi sợi cáp.
Theo đó, để cung cấp điện cho các máy công tác hoặc phụ tải điện được điều khiển tại vị trí của máy phải sử dụng cáp điện phòng nổ có lõi điều khiển có màn chắn.
Cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò được phân loại theo vật liệu cách điện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 QCVN 21:2023/BCT về An toàn đối với cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò quy định:
Phân loại cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò
5.1. Phân loại theo dạng lắp đặt
- Cáp cứng để lắp đặt cố định;
- Cáp mềm để lắp đặt cho các thiết bị di động hoặc cố định.
5.2. Phân loại theo chức năng sử dụng
- Cáp thông tin để truyền dẫn các loại tín hiệu, dữ liệu và đo lường;
- Cáp điều khiển để truyền dẫn các tín hiệu điều khiển và tự động hóa;
- Cáp cho đèn ắc quy cài mũ thợ mỏ;
- Cáp chiếu sáng cấp điện cho hệ thống chiếu sáng cố định;
- Cáp động lực cấp điện cho các phụ tải.
5.3. Phân loại theo số lõi
- Cáp một lõi;
- Cáp nhiều lõi.
5.4. Phân loại theo vật liệu cách điện
- Cáp có cách điện bằng cao su hợp chất EPR hoặc HEPR;
- Cáp có cách điện bằng nhựa PVC;
- Cáp có cách điện bằng Poyethylen liên kết ngang XLPE.
Theo đó, phân loại cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò theo vật liệu cách điện như sau:
- Cáp có cách điện bằng cao su hợp chất EPR hoặc HEPR;
- Cáp có cách điện bằng nhựa PVC;
- Cáp có cách điện bằng Poyethylen liên kết ngang XLPE.











- Quyết định chính thức: Bãi bỏ lương cơ sở, bãi bỏ toàn bộ hệ số lương của 09 đối tượng sau 2026 thì quan hệ tiền lương được mở rộng như thế nào?
- Nghị quyết 76: Chốt thời gian chính thức hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã? Tiêu chuẩn của từng chức danh công chức cấp xã được quy định như thế nào?
- Thống nhất dừng áp dụng mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng đối với cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì cách tính lương thế nào?
- Thống nhất cho nghỉ thôi việc CBCC có bằng cấp chưa đúng yêu cầu vị trí theo thứ tự ưu tiên nào tại khu vực Thủ đô?
- Mức hưởng lương hưu tháng 5 năm 2025 cho người nghỉ hưu được tính như thế nào?