Cao tốc Tuyên Quang Hà Giang đi qua địa phận nào của tỉnh Hà Giang? Mức lương tối thiểu vùng của Hà Giang là bao nhiêu?
Cao tốc Tuyên Quang Hà Giang đi qua địa phận nào của tỉnh Hà Giang?
Dự án cao tốc Tuyên Quang Hà Giang được quy định tại Quyết định 1868/QĐ-UBND năm 2022 như sau:
- Điểm đầu dự án: Km00+00, tại nút giao đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ với QL.2D thuộc địa phận xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
- Điểm cuối dự án: Tại Km77+00 (điểm cuối phạm vi thiết kế cầu Vĩnh Tuy) khớp nối với Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1) - đoạn qua tỉnh Hà Giang.
- Tổng chiều dài tuyến 77,0km. Trong đó, trước mắt đầu tư xây dựng mới 69,7km; đoạn đầu tuyến sử dụng 7,3km của Dự án xây dựng đường từ Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm đến QL.2D kết nối với với đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ (đoạn tuyến này sẽ được tiếp tục đầu tư ở giai đoạn hoàn chỉnh).
Trên địa phận tỉnh Hà Giang, Dự án cao tốc Tuyên Quang Hà Giang (giai đoạn 1) được khởi công vào ngày 28/5/2023. Đây là dự án đường cao tốc đầu tiên được thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Giang, có tổng chiều dài tuyến gần 27,5 km, điểm đầu nối tiếp đoạn qua địa phận tỉnh Tuyên Quang, tại cuối cầu Vĩnh Tuy thuộc địa phận thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang; điểm cuối tại Km27+480, địa phận xã Tân Quang, huyện Bắc Quang.
Xem thêm thông tin tại: https://baochinhphu.vn/doc-thuc-tien-do-du-an-cao-toc-tuyen-quang-ha-giang-ngay-tu-dau-nam-102240217143609632.htm
Cao tốc Tuyên Quang Hà Giang đi qua địa phận nào của tỉnh Hà Giang? Mức lương tối thiểu vùng của Hà Giang là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức lương tối thiểu vùng của Hà Giang là bao nhiêu?
Hiện nay mức lương tối thiểu vùng của Hà Giang được căn cứ dựa theo quy định mới nhất tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
lương tối thiểu
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Dẫn chiếu Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, ta có thể thấy mức lương tối thiểu vùng được áp dụng cho các địa bàn trên tỉnh Hà Giang được quy định như sau:
3. Vùng III, gồm các địa bàn:
…
- Các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại (trừ các thành phố trực thuộc tỉnh nêu tại vùng I, vùng II);
…
4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại./.
Như vậy từ các quy định trên có thể thấy mức lương tối thiểu vùng của Hà Giang được quy định cụ thể như sau:
- Thành phố Hà Giang: 3.640.000 đồng/tháng hoặc 17.500 đồng/giờ
- Các địa bàn còn lại bao gồm Huyện Bắc Mê, Huyện Bắc Quang, Huyện Đồng Văn, Huyện Hoàng Su Phì, Huyện Mèo Vạc, Huyện Quản Bạ, Huyện Quang Bình, Huyện Vị Xuyên, Huyện Xín Mần, Huyện Yên Minh: áp dụng mức lương: 3.250.000 đồng/tháng hoặc 15.600 đồng/giờ.
Mức xử phạt đối với hành vi trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động trả lương cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác và đảm bảo không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Căn cứ khoản 3, khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về tiền lương, cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
...
Lưu ý: Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp là tổ chức thì áp dụng mức phạt sẽ gấp đôi.
Như vậy trường hợp công ty có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
- Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
Ngoài ra thì công ty còn phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?