Cảnh sát và Công an khác nhau chỗ nào? Giấy chứng minh Công an nhân dân được cấp cho những ai?
Cảnh sát và Công an khác nhau chỗ nào?
Căn cứ Điều 3 Luật Công an nhân dân 2018 quy định như sau:
Vị trí của Công an nhân dân
Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Theo đó, công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Công an nhân dân bao gồm các lực lượng: An ninh nhân dân, lực lượng Cảnh sát nhân dân và Công an xã.
Các lực lượng an ninh có thể kể đến như: an ninh mạng, an ninh kinh tế, an ninh tình báo, an ninh văn hóa tư tưởng..
Cảnh sát là một lực lượng thuộc Công an nhân dân. Có nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm trong cả nước.
Một số ví dụ về lực lượng cảnh sát như: CSGT, cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự, cảnh sát PCCC,..
Như vậy, có thể thấy, khái niệm công an có ý nghĩa rộng hơn và bao gồm cả bộ phận cảnh sát. Còn cảnh sát chỉ là một lực lượng thuộc công an nhân dân.
Cảnh sát và Công an khác nhau chỗ nào? Giấy chứng minh Công an nhân dân được cấp cho những ai? (Hình từ Internet)
Giấy chứng minh Công an nhân dân được cấp cho những ai?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 59/2008/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng được cấp Giấy chứng minh Công an nhân dân
1. Giấy chứng minh Công an nhân dân cấp cho sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đang phục vụ tại ngũ trong lực lượng Công an nhân dân theo chế độ chuyên nghiệp.
2. Giấy chứng nhận cấp cho hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; công nhân, nhân viên; nhân viên tạm tuyển đang phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Theo đó, Giấy chứng minh Công an nhân dân cấp cho sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đang phục vụ tại ngũ trong lực lượng Công an nhân dân theo chế độ chuyên nghiệp.
Căn cứ Điều 1 Nghị định 59/2008/NĐ-CP quy định như sau:
Giấy chứng minh Công an nhân dân
1. Giấy chứng minh Công an nhân dân là loại giấy chỉ cấp cho sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đang phục vụ tại ngũ trong lực lượng Công an nhân dân theo chế độ chuyên nghiệp.
2. Giấy chứng minh Công an nhân dân được cấp nhằm mục đích sau:
a) Chứng minh người được cấp Giấy chứng minh Công an nhân dân là sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đang phục vụ tại ngũ trong lực lượng Công an nhân dân theo chế độ chuyên nghiệp;
b) Phục vụ công tác chiến đấu, bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội;
c) Phục vụ công tác quản lý sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân.
Theo đó, Giấy chứng minh Công an nhân dân được cấp để:
- Chứng minh người được cấp Giấy chứng minh Công an nhân dân là sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đang phục vụ tại ngũ trong lực lượng Công an nhân dân theo chế độ chuyên nghiệp;
- Phục vụ công tác chiến đấu, bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội;
- Bên cạnh đó, còn dùng để phục vụ công tác quản lý sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân.
Khi nào cấp, đổi giấy chứng minh Công an nhân dân?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 59/2008/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp, đổi, thu hồi Giấy chứng minh Công an nhân dân
1. Giấy chứng minh Công an nhân dân được cấp, đổi khi cũ nát hoặc sĩ quan, hạ sĩ quan có sự thay đổi về:
a) Chức vụ: từ cán bộ lên lãnh đạo, chỉ huy; từ cấp Phó lên cấp Trưởng; từ lãnh đạo, chỉ huy cấp dưới lên lãnh đạo, chỉ huy cấp trên và ngược lại;
b) Cấp bậc hàm: từ hạ sĩ quan lên sĩ quan cấp úy; từ sĩ quan cấp úy lên sĩ quan cấp tá; từ sĩ quan cấp tá lên sĩ quan cấp tướng và ngược lại;
c) Đơn vị, địa bàn công tác.
2. Giấy chứng minh Công an nhân dân phải được thu hồi khi sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân nghỉ hưu, chuyển ngành, xuất ngũ, bị tước danh hiệu Công an nhân dân.
3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, đổi, thu hồi Giấy chứng minh Công an nhân dân theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.
Theo đó, Giấy chứng minh Công an nhân dân được cấp, đổi trong trường hợp:
- Giấy chứng minh Công an nhân dân bị cũ, nát.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan có sự thay đổi về:
+ Chức vụ: từ cán bộ lên lãnh đạo, chỉ huy; từ cấp Phó lên cấp Trưởng; từ lãnh đạo, chỉ huy cấp dưới lên lãnh đạo, chỉ huy cấp trên và ngược lại;
+ Cấp bậc hàm: từ hạ sĩ quan lên sĩ quan cấp úy; từ sĩ quan cấp úy lên sĩ quan cấp tá; từ sĩ quan cấp tá lên sĩ quan cấp tướng và ngược lại;
+ Đơn vị, địa bàn công tác.
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- 05 bảng lương mới cải cách tiền lương khả thi để triển khai áp dụng cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì cần sự nghiên cứu đánh giá của các cơ quan nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?