Cảnh sát giao thông được quyền nổ súng trong trường hợp nào?

Cho em hỏi cảnh sát giao thông được quyền nổ súng trong trường hợp nào ạ? Câu hỏi của chị H.K (Phú Yên).

Cảnh sát giao thông được quyền nổ súng trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 có 11 trường hợp Cảnh sát giao thông được nổ súng, trong đó có 05 trường hợp phải cảnh báo trước khi nổ súng và 06 trường hợp được nổ súng luôn mà không cần cảnh báo. Cụ thể như sau:

STT

Trường hợp Cảnh sát giao thông được nổ súng

Lưu ý khi nổ súng

1

Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.

- Phải cảnh báo trước khi nổ súng

- Hình thức cảnh báo: Hành động, mệnh lệnh lời nói hoặc bắn chỉ thiên


2

Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.




3

Người đang bị truy nã, bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành hình phạt tù đang chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; đối tượng đang đánh tháo người bị dẫn giải, người bị giam, giữ, áp giải do phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm.


4

Khi biết rõ đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.


5

Nổ súng vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa, trừ phương tiện giao thông của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế để dừng phương tiện đó trong trường hợp đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; khi biết rõ phương tiện do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin; khi biết rõ trên phương tiện chở đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin.


6

Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, giết người, bắt cóc con tin hoặc đang trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ khi vừa thực hiện xong hành vi phạm tội đó.

- Được nổ súng mà không cần cảnh báo

7

Đối tượng sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển hoặc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ.


8

Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc uy hiếp trực tiếp đến an toàn của đối tượng cảnh vệ, công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật


9

Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác


10

Đối tượng đang trực tiếp thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ


11

Được nổ súng vào động vật đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác


Cảnh sát giao thông được quyền nổ súng trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được quyền nổ súng trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được trang bị những loại súng gì?

Theo Điều 11 Thông tư 65/2020/TT-BCA, khi tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, Cảnh sát giao thông phải mặc Cảnh phục, đeo số hiệu Công an nhân dân để người vi phạm có thể nhận diện và chấp hành hiệu lệnh.

Để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, Cảnh sát giao thông còn được trang bị thêm vũ khí là các loại súng bao gồm: Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn hơi cay, súng bắn đạn đánh dấu sơn.

Ngoài ra còn một số công cụ hỗ trợ khác như bình xịt hơi cay, dùi cui điện, áo giáp, khóa số 8.

Thêm vào đó, các chiến sĩ Cảnh sát giao thông còn được cung cấp phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cùng một số công cụ như gậy chỉ huy, còi, loa, biển báo hiệu, dây căng, đèn chiếu sáng, valy khám nghiệm hiện trường,… khi thực hiện tuần tra, kiểm soát giao thông.

Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát có quyền hạn như thế nào?

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 65/2020/TT-BCA có quy định về quyền hạn CSGT trong tuần tra, kiểm soát như sau:

Quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát
1. Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện giao thông) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.
2. Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
3. Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản.
4. Được trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
5. Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện giao thông khi có tình huống ách tắc giao thông, tai nạn giao thông hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
6. Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi tuần tra, kiểm soát Cảnh sát giao thông có quyền được thực hiện các hành vi được nêu ở trên.

Cảnh sát giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Cảnh sát giao thông được dừng xe trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Cảnh sát giao thông mặc thường phục có xử phạt vi phạm được không?
Lao động tiền lương
Cảnh sát giao thông được bắn tốc độ ở những đoạn đường nào? CSGT có nhiệm vụ gì trong tuần tra, kiểm soát?
Lao động tiền lương
Muốn làm Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết TNGT thì cần điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Cảnh sát giao thông có được tạm thời đình chỉ việc đi lại khi đang tuần tra không?
Lao động tiền lương
Cảnh sát giao thông có nhiệm vụ gì trong tuần tra, kiểm soát?
Lao động tiền lương
Cảnh sát giao thông được quyền nổ súng trong trường hợp nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Cảnh sát giao thông
2,955 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cảnh sát giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cảnh sát giao thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào