Cảnh sát biển Việt Nam là gì?

Cảnh sát biển Việt Nam là gì? Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ nào?

Cảnh sát biển Việt Nam là gì?

Theo Điều 3 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 quy định:

Vị trí, chức năng của Cảnh sát biển Việt Nam
1. Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển.
2. Cảnh sát biển Việt Nam có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam; quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế theo thẩm quyền.

Theo đó Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển.

Cảnh sát biển Việt Nam là gì?

Cảnh sát biển Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)

Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ nào?

Theo Điều 8 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 quy định như sau:

Nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam
1. Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để đề xuất chủ trương, giải pháp, phương án bảo vệ an ninh quốc gia và thực thi pháp luật trên biển; nghiên cứu, phân tích, dự báo, tham mưu với cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật về bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh quốc gia trong vùng biển Việt Nam, bảo đảm trật tự, an toàn và đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển.
2. Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; bảo vệ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển.
3. Đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và tham gia khắc phục sự cố môi trường biển.
4. Tham gia xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh và xử lý các tình huống quốc phòng, an ninh trên biển.
5. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
6. Tiếp nhận, sử dụng nhân lực, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự được huy động tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam.
7. Thực hiện hợp tác quốc tế trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.

Theo đó Cảnh sát biển Việt Nam phải bảo đảm thực hiện những nhiệm vụ như sau:

- Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để đề xuất chủ trương, giải pháp, phương án bảo vệ an ninh quốc gia và thực thi pháp luật trên biển;

- Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc;

- Tham gia xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh và xử lý các tình huống quốc phòng, an ninh trên biển.

- Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Tiếp nhận, sử dụng nhân lực, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự được huy động tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam;

- Thực hiện hợp tác quốc tế trên cơ sở điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.

Cảnh sát biển Việt Nam quyền hạn gì?

Theo Điều 9 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 quy định thì quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam như sau:

- Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát người, tàu thuyền, hàng hóa, hành lý trong vùng biển Việt Nam theo quy định của Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ theo quy định tại Điều 14 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018.

- Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định tại Điều 15 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự theo quy định của pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự.

- Truy đuổi tàu thuyền vi phạm pháp luật trên biển.

- Huy động người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam trong trường hợp khẩn cấp.

- Đề nghị tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam hỗ trợ, giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp.

- Bắt giữ tàu biển theo quy định của pháp luật.

- Áp dụng biện pháp công tác theo quy định tại Điều 12 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018.

Cảnh sát biển Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Hiện nay có mấy vùng Cảnh sát biển? QNCN thuộc lực lượng Cảnh sát biển được hưởng bao nhiêu tiền phụ cấp đặc thù đi biển?
Lao động tiền lương
Cảnh sát biển Việt Nam là gì?
Lao động tiền lương
Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành phố giáp biển? Chức năng của Cảnh sát biển Việt Nam là gì?
Lao động tiền lương
Cảnh sát biển Việt Nam thuộc Bộ Công an hay Bộ Quốc Phòng?
Lao động tiền lương
Cảnh sát biển Việt Nam có hệ thống tổ chức như thế nào?
Lao động tiền lương
Các chức danh pháp lý của Cảnh sát biển Việt Nam hiện nay là gì?
Lao động tiền lương
Độ tuổi để được tuyển chọn vào Cảnh sát biển Việt Nam là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Cảnh sát biển Việt Nam có được dừng tàu người dân không?
Lao động tiền lương
Tiêu chuẩn để bổ nhiệm chức danh Cảnh sát viên sơ cấp của Cảnh sát biển Việt Nam?
Lao động tiền lương
Điều kiện để được bổ nhiệm chức danh Trinh sát viên cao cấp của Cảnh sát biển Việt Nam là gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Cảnh sát biển Việt Nam
198 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cảnh sát biển Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cảnh sát biển Việt Nam

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản hướng dẫn về Vùng Biển Việt Nam mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào