Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được phân thành 3 nhóm bồi dưỡng nào?
Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được phân thành 3 nhóm bồi dưỡng nào?
Căn cứ theo Điều 1 Quy định 145-QĐ/TW năm 2024 có quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng như sau:
Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về đối tượng, nội dung, thời gian, hình thức và phân cấp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
2. Đối tượng áp dụng
a) Cấp ủy, tổ chức đảng, các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương, cơ quan tham mưu của cấp ủy các cấp, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được giao nhiệm vụ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
b) Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được phân thành 3 nhóm bồi dưỡng như sau:
- Nhóm 1: Lãnh đạo chủ chốt và lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Nhóm 2: Cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
- Nhóm 3: Cán bộ thuộc diện cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị quản lý.
Như vậy, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được phân thành 3 nhóm bồi dưỡng sau:
- Nhóm 1: Lãnh đạo chủ chốt và lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Nhóm 2: Cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
- Nhóm 3: Cán bộ thuộc diện cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị quản lý.
Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được phân thành 3 nhóm bồi dưỡng nào? (Hình từ Internet)
Định hướng nội dung bồi dưỡng cán lãnh đạo, quản lý bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 4 Quy định 145-QĐ/TW năm 2024 có quy định về nội dung bồi dưỡng như sau:
Nội dung bồi dưỡng
1. Định hướng nội dung bồi dưỡng
a) Kết quả tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về quan điểm, đường lối của Đảng và những kiến thức góp phần nâng cao năng lực, tư duy, tầm nhìn, kinh nghiệm, kỹ năng về khoa học lãnh đạo, quản trị, quản lý; về xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách.
b) Nội dung mới được ban hành trong các nghị quyết, văn bản của Đảng gắn với đường lối, chủ trương, phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở từng cấp, cơ quan, đơn vị, địa phương.
c) Tình hình thế giới, khu vực, trong nước và địa phương.
d) Kinh nghiệm của một số quốc gia tiên tiến; kinh nghiệm xử lý vấn đề phức tạp phát sinh trong công tác lãnh đạo, quản trị, quản lý.
2. Các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị cụ thể hóa, định hướng nội dung phù hợp thành các chuyên đề bồi dưỡng cho đối tượng tham gia.
Như vậy, định hướng nội dung bồi dưỡng cán lãnh đạo, quản lý bao gồm:
- Kết quả tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về quan điểm, đường lối của Đảng và những kiến thức góp phần nâng cao năng lực, tư duy, tầm nhìn, kinh nghiệm, kỹ năng về khoa học lãnh đạo, quản trị, quản lý; về xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách.
- Nội dung mới được ban hành trong các nghị quyết, văn bản của Đảng gắn với đường lối, chủ trương, phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở từng cấp, cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Tình hình thế giới, khu vực, trong nước và địa phương.
- Kinh nghiệm của một số quốc gia tiên tiến; kinh nghiệm xử lý vấn đề phức tạp phát sinh trong công tác lãnh đạo, quản trị, quản lý.
Kinh phí bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được bố trí từ đâu?
Căn cứ theo Điều 8 Quy định 145-QĐ/TW năm 2024 có quy định như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, các cơ quan liên quan lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và bảo đảm chế độ, chính sách theo quy định.
2. Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp gương mẫu thực hiện chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng; đề cao ý thức tự học tập, rèn luyện.
3. Kinh phí bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước.
4. Định kỳ cuối năm, cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả bồi dưỡng.
5. Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát và hướng dẫn việc triển khai thực hiện chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và định kỳ báo cáo Bộ Chính trị.
Như vậy, kinh phí bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?