Cán bộ công chức quản lý đầu tư công được tăng cường đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực có đúng không?
Cán bộ công chức quản lý đầu tư công được tăng cường đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực có đúng không?
Theo Chỉ thị 26/CT-TTg năm 2024 trong những tháng đầu năm 2024 kết quả giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng đầu năm 2024 chỉ đạt 34,68% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2023. Tỷ lệ giải ngân thấp gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, tác động đến môi trường đầu tư, kinh doanh và các hiệp định đã ký kết, huy động các nguồn vốn xã hội khác để đầu tư cơ sở hạ tầng và triển khai chính sách tài khóa, tiền tệ.
Theo điểm e khoản 1 mục 3 Chỉ thị 26/CT-TTg năm 2024 thì về tăng cường giám sát việc chấp hành các quy định trong quản lý, giải ngân vốn đầu tư công Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo:
- Tăng cường tần suất kiểm tra dự án để chấn chỉnh ngay các tồn tại, bất cập, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, kiên quyết xử lý nghiêm khắc các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, thiếu trách nhiệm làm chậm tiến độ giao vốn, điều chỉnh vốn, thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư công. Thay thế kịp thời những cán bộ công chức viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, tiêu cực, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công.
- Giải ngân vốn đầu tư công đảm bảo thực chất, không lạm dụng việc tạm ứng hợp đồng. Quản lý chặt chẽ việc tạm ứng hợp đồng theo đúng quy định và Chỉ thị số 20/CT-TTg năm 2024 về việc chấn chỉnh, tăng cường quản lý tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
- Đảm bảo thời gian bố trí vốn thực hiện dự án theo quy định của Luật Đầu tư công, hạn chế trình cấp có thẩm quyền kéo dài thời gian bố trí vốn dự án. Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân, hoàn thành các dự án đã được cấp có thẩm quyền cho phép kéo dài thời gian bố trí vốn đến hết năm 2024.
- Tăng cường đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ công chức quản lý đầu tư công; phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, không trông chờ, ỷ lại và cũng không quá thận trọng, sợ trách nhiệm; khuyến khích bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; thay thế kịp thời những cán bộ công chức yếu kém về năng lực, trì trệ, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
Như vậy, theo Chỉ thị 26/CT-TTg năm 2024 về tăng cường giám sát việc chấp hành các quy định trong quản lý, giải ngân vốn đầu tư công Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ, công chức quản lý đầu tư công.
Ngoài ra phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, không trông chờ, ỷ lại và cũng không quá thận trọng, sợ trách nhiệm; khuyến khích bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Cán bộ công chức quản lý đầu tư công được tăng cường đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực có đúng không? (Hình từ Internet)
Đào tạo bồi dưỡng đối với cán bộ công chức căn cứ vào đâu?
Theo Điều 25 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định:
Đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ
1. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chức vụ, chức danh cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch cán bộ.
2. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ do cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định.
Theo Điều 47 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định:
Chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức
1. Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn của ngạch công chức và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
2. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức bao gồm:
a) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức;
b) Đào tạo, bồi dưỡng theo các chức danh lãnh đạo, quản lý.
3. Nội dung, chương trình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức do Chính phủ quy định.
Theo đó đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chức vụ, chức danh cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch cán bộ.
Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn của ngạch công chức và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
Quản lý cán bộ công chức thực hiện theo nguyên tắc nào?
Theo Điều 5 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định:
Các nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước.
2. Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
3. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng.
4. Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ.
5. Thực hiện bình đẳng giới.
Theo đó việc quản lý cán bộ công chức thực hiện 05 theo nguyên tắc gồm:
- Bảo đảm được sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước.
- Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
- Thực hiện các nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng.
- Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ công chức dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ.
- Ngoài ra còn thực hiện bình đẳng giới.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?