Cán bộ công chức phải kê khai những loại tài sản gì của bản thân và gia đình vào cuối năm 2024?
Cán bộ công chức phải kê khai những loại tài sản gì của bản thân và gia đình vào cuối năm 2024?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 33 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 thì cán bộ, công chức có nghĩa vụ phải kê khai tài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên.
Bên cạnh đó, căn cứ tại Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định như sau:
Tài sản, thu nhập phải kê khai
1. Tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm:
a) Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
b) Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;
c) Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
d) Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
2. Chính phủ quy định mẫu bản kê khai và việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập quy định tại Điều này.
Như vậy, những loại tài sản của bản thân và gia đình vào cuối năm 2024 mà cán bộ công chức phải kê khai bao gồm là:
- Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
- Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;
- Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
- Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
Cán bộ công chức phải kê khai những loại tài sản gì của bản thân và gia đình vào cuối năm 2024? (Hình từ Internet)
Phương thức và thời điểm kê khai tài sản, thu nhập được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 36 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về phương thức và thời điểm kê khai tài sản, thu nhập như sau:
(1) Kê khai lần đầu được thực hiện đối với những trường hợp sau đây:
- Người đang giữ vị trí công tác quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 (có cụm từ bị thay thế bởi khoản 3 Điều 217 Luật Doanh nghiệp 2020) tại thời điểm Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có hiệu lực thi hành. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2019;
- Người lần đầu giữ vị trí công tác quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 (có cụm từ bị thay thế bởi khoản 3 Điều 217 Luật Doanh nghiệp 2020). Việc kê khai phải hoàn thành chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được tiếp nhận, tuyển dụng, bố trí vào vị trí công tác.
(2) Kê khai bổ sung được thực hiện khi người có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 của năm có biến động về tài sản, thu nhập, trừ trường hợp đã kê khai theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018.
(3) Kê khai hằng năm được thực hiện đối với những trường hợp sau đây:
- Người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12;
- Người không thuộc quy định tại điểm a khoản này làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12.
(4) Kê khai phục vụ công tác cán bộ được thực hiện đối với những trường hợp sau đây:
- Người có nghĩa vụ kê khai quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 (có cụm từ bị thay thế bởi khoản 3 Điều 217 Luật Doanh nghiệp 2020) khi dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác. Việc kê khai phải hoàn thành chậm nhất là 10 ngày trước ngày dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác;
- Người có nghĩa vụ kê khai quy định tại khoản 4 Điều 34 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018. Thời điểm kê khai được thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử.
Công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ công chức tại đâu?
Căn cứ tại Điều 39 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ công chức tại những nơi như sau:
- Bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc.
- Bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm.
- Bản kê khai của người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải được công khai theo quy định của pháp luật về bầu cử.
- Bản kê khai của người dự kiến bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải được công khai với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trước khi bầu, phê chuẩn. Thời điểm, hình thức công khai được thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Bản kê khai của người dự kiến bầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp nhà nước được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm khi tiến hành bổ nhiệm hoặc tại cuộc họp của Hội đồng thành viên khi tiến hành bầu các chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Lưu ý: Chính phủ quy định chi tiết về thời điểm, hình thức và việc tổ chức công khai bản kê khai quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 39 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?