Cán bộ công chức lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp là nhân sự từ nơi khác còn thiếu tiêu chuẩn về chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thì thời hạn để bổ sung bao lâu?
- Cán bộ công chức lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp là nhân sự từ nơi khác còn thiếu tiêu chuẩn về chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thì thời hạn để bổ sung bao lâu?
- Tiêu chuẩn chung về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật của cán bộ lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp thế nào?
- Tiêu chuẩn chung về về năng lực và uy tín ra sao?
Cán bộ công chức lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp là nhân sự từ nơi khác còn thiếu tiêu chuẩn về chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thì thời hạn để bổ sung bao lâu?
Theo Điều 13 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 2860/QĐ-TLĐ năm 2025 quy định điều khoản chuyển tiếp như sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức được tuyển dụng, tiếp nhận, bầu cử, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý phải đáp ứng tiêu chuẩn trình độ đào tạo, tiêu chuẩn chính trị và kinh nghiệm theo quy định; trường hợp nhân sự từ nơi khác còn thiếu tiêu chuẩn về chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thì thời hạn để bổ sung đủ tiêu chuẩn là 12 tháng kể từ ngày được bầu cử, bổ nhiệm, tiếp nhận, tuyển dụng.
- Đối với cán bộ công đoàn kiêm nhiệm được cơ cấu tham gia ủy viên ban chấp hành, Ủy ban kiểm tra và các chức danh trong ban chấp hành, Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp, còn thiếu chứng chỉ bồi dưỡng liên quan đến tiêu chuẩn chức danh thì cơ quan, đơn vị chủ động cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền cử tham gia bồi dưỡng để bổ sung chứng chỉ còn thiếu. Kể từ ngàyQuy định ban hành kèm theo Quyết định 2860/QĐ-TLĐ năm 2025 có hiệu lực thi hành, các cấp công đoàn không giới thiệu ứng cử hoặc tái cử đối với cán bộ công đoàn kiêm nhiệm thuộc cơ cấu tham gia ủy viên ban chấp hành, ủy ban kiểm tra và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra, khi không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
- Đối với viên chức quản lý đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trực thuộc Tổng Liên đoàn, ngoài tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định chuyên ngành phải đảm bảo tiêu chuẩn chức danh tương đương theo quy định, trừ trường hợp nhân sự từ nơi khác được áp dụng, thực hiện theo Quy định tại khoản 1 Điều 13 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 2860/QĐ-TLĐ năm 2025.
- Trường hợp quy định của Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn ban hành các tiêu chuẩn mới khác Quy định ban hành kèm theo Quyết định 2860/QĐ-TLĐ năm 2025 thì thực hiện theo hiệu lực thi hành của quy định mới.
Cán bộ công chức lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp là nhân sự từ nơi khác còn thiếu tiêu chuẩn về chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thì thời hạn để bổ sung là 12 tháng kể từ ngày được bầu cử, bổ nhiệm, tiếp nhận, tuyển dụng.
Cán bộ công chức lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp là nhân sự từ nơi khác còn thiếu tiêu chuẩn về chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thì thời hạn để bổ sung bao lâu? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn chung về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật của cán bộ lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp thế nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 2860/QĐ-TLĐ năm 2025 quy định về tiêu chuẩn chung đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật như sau:
- Có phẩm chất đạo đức trong sáng; lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, giản dị; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thách thức, hành động vì lợi ích chung.
- Tâm huyết và có trách nhiệm với công việc; có tinh thần đoàn kết, xây dựng, gương mẫu, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp; nêu cao trách nhiệm trong công tác và sinh hoạt; tuân thủ và thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, Điều lệ, quy định của tổ chức công đoàn. Nói và làm theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi và tích cực đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; có tinh thần đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, lối sống cơ hội, thực dụng; quản lý, sử dụng tài sản công đúng mục đích, đúng quy định; tiết kiệm và hiệu quả; công bằng, chính trực, trọng dụng người tài; không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi, vi phạm các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm ảnh hưởng tới uy tín của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và uy tín của tổ chức công đoàn.
Tiêu chuẩn chung về về năng lực và uy tín ra sao?
Theo khoản 3 Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 2860/QĐ-TLĐ năm 2025 quy định về năng lực và uy tín như sau:
- Nắm vững tình hình công nhân, viên chức và hoạt động công đoàn trong phạm vi quản lý; tổ chức nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, giải pháp với cấp ủy, chính quyền cùng cấp về thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn; tổ chức thực hiện tốt việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chương trình, kế hoạch bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức công đoàn, của đoàn viên và người lao động.
- Có kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý; tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện xã hội; giữ mối liên hệ và gắn bó với công nhân lao động và quần chúng nhân dân, là cầu nối giữa công nhân lao động với Đảng; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị; tổ chức tập hợp xây dựng liên minh chính trị và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
- Có tư duy đổi mới, có tầm nhìn, phương pháp làm việc khoa học, năng động, sáng tạo; gương mẫu, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể, cá nhân; được cán bộ, đảng viên, đoàn viên công đoàn, người lao động tin tưởng, tín nhiệm.
- Có năng lực lãnh đạo, quản lý, tư duy sáng tạo nổi trội, mạnh dạn đổi mới; khả năng tổng hợp, phân tích, dự báo, xử lý, ứng phó kịp thời, hiệu quả những tình huống mới phát sinh. Chủ động nâng cao kiến thức, kỹ năng; năng lực công tác, làm việc trong môi trường quốc tế.
- Có phong cách lãnh đạo và phương pháp hoạt động; có uy tín và khả năng đoàn kết, tập hợp, phát huy vai trò là thủ lĩnh phong trào công nhân và hoạt động công đoàn ở địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị.
- Có kiến thức cơ bản về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, pháp luật và hiểu biết thực tiễn, nắm bắt kịp thời các vấn đề mới phát sinh, mâu thuẫn, thách thức, thời cơ, thuận lợi, vấn đề mới, khó và những hạn chế, bất cập trong thực tiễn.
- Có quá trình rèn luyện, trưởng thành từ thực tiễn phong trào công nhân, hoạt động công đoàn hoặc công tác đảng, quản lý nhà nước, hoạt động của đoàn thể chính trị - xã hội.
- Gương mẫu trong công tác và sinh hoạt, tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cán bộ, đảng viên chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, cấp trên gương mẫu trước cấp dưới, cấp ủy gương mẫu trước đảng viên, đảng viên gương mẫu trước quần chúng. Tích cực vận động, thuyết phục gia đình, người thân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Khiêm tốn, cầu thị, giản dị; không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao phẩm chất, đạo đức, trình độ, năng lực công tác. Nói đi đối với làm, làm đi đối với nói, đã nói là làm.











- Nghị định 67: Chính thức mức hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi dành cho CBCCVC và người lao động nằm trong khoảng nào?
- Lao động hợp đồng được nhận tiền Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 không? Nếu được thì cần điều kiện gì?
- Nghỉ thôi việc: Chốt khen thưởng cán bộ công chức, viên chức và người lao động tại khu vực thủ đô cụ thể trong trường hợp nào?
- Ưu tiên nghỉ thôi việc: Tuổi nghỉ hưu công chức viên chức còn dưới 10 năm thì thuộc hàng ưu tiên nhất khi xét hưởng chính sách tại khu vực thủ đô đúng không?
- Tổng hợp lời chúc Valentine Đen 2025 hay, ngắn gọn, độc đáo nhất? Công ty có phải tặng quà cho người lao động vào Valentine Đen 2025 không?