Cán bộ công chức khác nhau chỗ nào? Cán bộ công chức phải kê khai những tài sản, thu nhập nào?
Cán bộ công chức khác nhau chỗ nào?
Cán bộ và công chức là hai đối tượng khác nhau, tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt 02 khái niệm này. Cùng điểm qua một số đặc điểm để phân biệt 2 đối tượng này:
(1) Khác nhau về chế độ tuyển dụng
- Cán bộ: Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ (khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008)
- Công chức: Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh (khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019)
(2) Khác nhau về chế độ làm việc
- Cán bộ: Trong biên chế. Làm việc theo nhiệm kỳ đã được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm. Giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ (khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008)
- Công chức: Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Làm việc công vụ mang tính thường xuyên (khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019)
(3) Khác nhau về chế độ tập sự
- Cán bộ: không cần tập sự
- Công chức:
+ 12 tháng với công chức loại C.
+ 06 tháng với công chức loại D.
(Điều 20 Nghị định 138/2020/NĐ-CP)
(4) Khác nhau về tiền lương
- Cán bộ: Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008)
- Công chức: Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019)
(5) Khác nhau về hình thức kỷ luật
- Cán bộ:
Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ gồm:
+ Khiển trách.
+ Cảnh cáo.
+ Cách chức.
+ Bãi nhiệm.
(Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)
- Công chức: Với công chức được chia làm 2 trường hợp như sau:
Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có các hình thức kỷ luật gồm:
+ Khiển trách.
+ Cảnh cáo.
+ Hạ bậc lương.
+ Buộc thôi việc.
Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có các hình thức kỷ luật gồm:
+ Khiển trách.
+ Cảnh cáo.
+ Giáng chức.
+ Cách chức.
+ Buộc thôi việc.
(Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP).
Cán bộ công chức khác nhau chỗ nào? Cán bộ công chức phải kê khai những tài sản, thu nhập nào?
Cán bộ công chức phải kê khai những tài sản, thu nhập nào?
Tại Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định như sau:
Tài sản, thu nhập phải kê khai
1. Tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm:
a) Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
b) Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;
c) Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
d) Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
2. Chính phủ quy định mẫu bản kê khai và việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập quy định tại Điều này.
Theo đó, cán bộ công chức phải kê khai tài sản, thu nhập sau:
- Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
- Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;
- Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
- Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
Cán bộ công chức có lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Tại Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 và bởi Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, có nội dung bị bãi bỏ bởi khoản 4 Điều 6 Luật sửa đổi các Luật về thuế năm 2014 quy định như sau:
Giảm trừ gia cảnh
1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
a. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
b. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.
2. Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.
3. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:
a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.
Chính phủ quy định mức thu nhập, kê khai để xác định người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh.
Theo đó, cán bộ công chức có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) sau khi đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định và các khoản đóng mà không có người phụ thuộc sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Trường hợp cán bộ công chức có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) sau đã trừ đi các khoản đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, các khoản đóng quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện theo quy định mà có người phụ thuộc thì chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân hoặc phải nộp thuế thu nhập cá nhân tùy thuộc vào số người phụ thuộc và lương của cán bộ công chức.
Ví dụ: Nếu có một người phụ thuộc thì cán bộ công chức có lương trên 15,4 triệu đồng/tháng mới phải nộp thuế, tương tự, nếu có 02 người phụ thuộc thì lương trên 19,8 triệu đồng/tháng mới phải nộp thuế.
- Luật sửa đổi các Luật về thuế năm 2014
- Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14
- Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012
- Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007
- Luật Phòng, chống tham nhũng 2018
- Nghị định 112/2020/NĐ-CP
- Nghị định 138/2020/NĐ-CP
- Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019
- Luật Cán bộ, công chức 2008
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?