Cán bộ công chức che giấu tài sản khi thực hiện kê khai tài sản thu nhập cuối năm bị xử lý thế nào?
Nghĩa vụ kê khai tài sản thu nhập của cán bộ công chức được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 33 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định:
Nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập
1. Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên theo quy định của Luật này.
2. Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập.
Như vậy, cán bộ công chức có nghĩa vụ phải kê khai tài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên.
Theo đó, khi kê khai tài sản, thu nhập, cán bộ công chức phải kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập.
Trường hợp cán bộ công chức che giấu tài sản khi thực hiện kê khai tài sản thu nhập cuối năm sẽ bị xem là chưa trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập và sẽ bị xử lý kỷ luật.
Cán bộ công chức che giấu tài sản khi thực hiện kê khai tài sản thu nhập cuối năm bị xử lý thế nào?
Cán bộ công chức che giấu tài sản khi thực hiện kê khai tài sản thu nhập cuối năm bị xử lý thế nào?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 130/2020/NĐ-CP quy định:
Xử lý hành vi vi phạm đối với người kê khai
1. Người có nghĩa vụ kê khai mà kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý theo quy định tại Điều 51 của Luật Phòng, chống tham nhũng.
2. Người có nghĩa vụ kê khai mà tẩu tán, che dấu tài sản, thu nhập, cản trở hoạt động kiểm soát tài sản, thu nhập, không nộp bản kê khai sau 02 lần được đôn đốc bằng văn bản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, bãi nhiệm, buộc thôi việc, giáng cấp bậc quân hàm, giáng cấp bậc hàm.
Theo đó, Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định như sau:
Xử lý hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực
1. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử.
2. Người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì không được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử vào chức vụ đã dự kiến.
3. Người có nghĩa vụ kê khai không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm; nếu được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch; trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật.
4. Quyết định kỷ luật được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người bị xử lý kỷ luật làm việc.
Dựa vào các quy định trên, cán bộ công chức che giấu tài sản khi thực hiện kê khai tài sản thu nhập cuối năm bị xử lý như sau:
- Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức: Cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm
- Đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân: Bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử
- Đối với người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ: Không được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử vào chức vụ đã dự kiến.
- Đối với người được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý: Đưa ra khỏi danh sách quy hoạch.
- Đối với trường hợp che giấu tài sản, không nộp bản kê khai sau 02 lần được đôn đốc bằng văn bản: Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, bãi nhiệm, buộc thôi việc, giáng cấp bậc quân hàm, giáng cấp bậc hàm.
Có thể thấy, các biện pháp xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức có hành vi che giấu tài sản khi thực hiện kê khai tài sản, thu nhập là khá nghiêm khắc, đặc biệt đối với những người đang ứng cử đại biểu Quốc hội hay những người đang được dự kiến, quy hoạch vào các chức vụ, chức danh lãnh đạo.
Việc áp dụng các biện pháp xử lý kỷ luật nghiêm khắc không chỉ nhằm mục đích xử lý cá nhân vi phạm mà còn góp phần nâng cao tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ sự trong sạch của đội ngũ cán bộ công chức, đồng thời nâng cao uy tín của hệ thống chính trị đối với người dân cả nước.
Cán bộ công chức phải kê khai tài sản thu nhập hằng năm trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại Điều 36 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định:
Phương thức và thời điểm kê khai tài sản, thu nhập
...
3. Kê khai hằng năm được thực hiện đối với những trường hợp sau đây:
a) Người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12;
b) Người không thuộc quy định tại điểm a khoản này làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12.
Như vậy, cán bộ công chức phải thực hiện việc kê khai tài sản thu nhập hằng năm khi thuộc những trường hợp sau đây:
(1) Người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12;
(2) Người không thuộc mục (1) mà làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12.
Theo đó, cán bộ công chức thuộc một trong 02 trường hợp trên đều phải hoàn thành việc kê khai tài sản thu nhập hằng năm trước ngày 31 tháng 12.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?