Cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra Đảng trong quân đội có được hưởng phụ cấp trách nhiệm không?
- Cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra Đảng trong quân đội có được hưởng phụ cấp trách nhiệm không?
- Đối tượng nào là cán bộ làm công tác kiểm tra Đảng trong quân đội không được hưởng phụ cấp trách nhiệm?
- Mức phụ cấp và các tính phụ cấp trách nhiệm cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra đảng trong Đảng bộ Quân đội và Đảng bộ Quân sự, biên phòng địa phương là bao nhiêu?
Cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra Đảng trong quân đội có được hưởng phụ cấp trách nhiệm không?
Theo Khoản 1 mục 1 Thông tư 137/2008/TT-BQP như sau:
1. Đối tượng, phạm vi áp dụng
a) Chủ nhiệm chuyên trách, Phó chủ nhiệm chuyên trách, uỷ viên chuyên trách trong Ủy ban kiểm giữa các cấp thuộc Đảng bộ Quân đội và đảng bộ quân sự, biên phòng địa phương;
b) Cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra đảng trong Đảng bộ Quân đội và đảng bộ quân sự, biên phòng địa phương;
Như vậy, cán bộ trách nhiệm làm công tác kiểm tra đảng trong Đảng bộ Quân đội và Đảng bộ Quân sự, biên phòng địa phương là đối tượng được hưởng phụ cấp trách nhiệm.
Cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra Đảng trong quân đội được hưởng phụ cấp trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào là cán bộ làm công tác kiểm tra Đảng trong quân đội không được hưởng phụ cấp trách nhiệm?
theo quy định tại Khoản 2 mục 1 Thông tư 137/2008/TT-BQP quy định như sau:
2. Đối tượng không áp dụng
a) Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, uỷ viên uỷ ban kiểm tra đảng các cấp làm công tác kiểm tra không chuyên trách thuộc Đảng bộ Quân đội và đảng bộ quân sự, biên phòng địa phương;
b) Cán bộ làm công tác kiểm tra kiêm nhiệm của các đảng bộ thuộc Đảng bộ Quân đội và đảng bộ quân sự, biên phòng địa phương;
c) Cán bộ công tác ở cơ quan uỷ ban kiểm tra đảng nhưng không trực tiếp làm công tác kiểm tra (Hậu cần, phục vụ, hành chính, lái xe,.. .v.v...);
d) Các đối tượng quy định tại khoản 1 Mục I Thông tư này không được hưởng phụ cấp trách nhiệm trong các trường hợp sau:
- Thời gian đi công tác, làm việc ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
- Thời gian đi học tập trung tại các cơ sở đào tạo trong nước từ 3 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của Luật bảo hiểm xã hội;
- Thời gian bị đình chỉ công tác.
Theo đó, đối tượng cán bộ làm công tác kiểm tra đảng không được hưởng trợ cấp chuyên trách bao gồm:
- Cán bộ làm công tác kiểm tra kiêm nhiệm của các đảng bộ thuộc Đảng bộ Quân đội và đảng bộ quân sự, biên phòng địa phương.
- Cán bộ công tác ở cơ quan uỷ ban kiểm tra đảng nhưng không trực tiếp làm công tác kiểm tra (Hậu cần, phục vụ, hành chính, lái xe,.. .v.v...)
Ngoài ra, các đối tượng là cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra đảng trong Đảng bộ Quân đội và Đảng bộ Quân sự, biên phòng địa phương sẽ không được hưởng trợ cấp trong một số khoảng thời gian như sau:
- Thời gian đi công tác, làm việc ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
- Thời gian đi học tập trung tại các cơ sở đào tạo trong nước từ 3 tháng trở lên.
- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên.
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
- Thời gian bị đình chỉ công tác.
Mức phụ cấp và các tính phụ cấp trách nhiệm cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra đảng trong Đảng bộ Quân đội và Đảng bộ Quân sự, biên phòng địa phương là bao nhiêu?
Căn cứ theo Mục 2 Thông tư 137/2008/TT-BQP quy định như sau:
II. MỨC PHỤ CẤP, NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁCH TÍNH TRẢ
1. Mức phụ cấp
Các đối tượng quy định tại khoản 1 Mục I Thông tư này được hưởng phụ cấp trách nhiệm kiểm tra bằng 15% tính trên mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
2. Nguồn kinh phí
Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp trách nhiệm được tính trong dự toán ngân sách thường xuyên hàng năm của đơn vị.
3. Cách tính trả
a) Phụ cấp trách nhiệm được tính trên mức lương cấp hàm, ngạch bậc hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), được xác định theo công thức sau:
Ví dụ: Tháng 10 năm 2008, đồng chí Thượng tá Nguyễn Văn A, được Đảng uỷ QSTW chuẩn y kết quả bầu cử làm Uỷ viên thường trực Uỷ ban kiểm tra đảng uỷ Quân đoàn (hệ số phụ cấp chức vụ = 0,80). Đồng chí A được hưởng phụ cấp trách nhiệm như sau:
Phụ cấp trách nhiệm tháng 10/2008 của đồng chí A là: 591.000 đ/tháng
{ = 540.000 x (7,30 + 0,80) x 15%};
b) Phụ cấp trách nhiệm được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Khi thôi đảm nhiệm chuyên trách công tác kiểm tra đảng từ tháng nào thì thôi hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm từ tháng tiếp theo.
Trường hợp vừa thuộc đối tượng hưởng phụ cấp trách nhiệm vừa thuộc đối tượng hưởng chế độ phụ cấp đặc thù hoặc phụ cấp ưu đãi ngành thì chi được hưởng một loại phụ cấp mức cao nhất.
Như vậy, cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra đảng trong Đảng bộ Quân đội và Đảng bộ Quân sự, biên phòng địa phương được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 15% tình trên mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?