Xem ngày tốt xấu trong tháng 5 năm 2025? Xem ngày tốt xấu trong tháng cho các công việc quan trọng?
Xem ngày tốt xấu trong tháng 5 năm 2025? Xem ngày tốt xấu trong tháng cho các công việc quan trọng?
Có thể tham khảo danh sách ngày tốt xấu trong tháng 5 năm 2025 dưới đây để giúp lựa chọn thời điểm phù hợp cho các công việc quan trọng:
Ngày tốt hay ngày Hoàng đạo trong tháng 5 năm 2025 như sau:
Ngày 1 tháng 5 năm 2025 (ứng vào ngày Thứ Năm – Ngày Canh Ngọ – Trực Mãn – Thanh Long Hoàng Đạo)
Ngày 2 tháng 5 năm 2025 (ứng vào ngày Thứ Sáu – Ngày Tân Mùi – Trực Bình – Minh Đường Hoàng Đạo)
Ngày 6 tháng 5 năm 2025 (ứng vào ngày Thứ Ba – Ngày Ất Hợi – Trực Định – Kim Quỹ Hoàng Đạo)
Ngày 8 tháng 5 năm 2025 (ứng vào ngày Thứ Năm) – Ngày Đinh Sửu – Trực Thành – Tư Mệnh Hoàng Đạo xemtuong.net.
Ngày 13 tháng 5 năm 2025 (ứng vào ngày Thứ Ba) – Ngày Nhâm Ngọ – Trực Bình – Thanh Long Hoàng Đạo)
Ngày 14 tháng 5 năm 2025 (ứng vào ngày Thứ Tư – Ngày Quý Mùi – Trực Định – Minh Đường Hoàng Đạo)
Ngày 18 tháng 5 năm 2025 (ứng vào ngày Chủ Nhật – Ngày Đinh Hợi – Trực Thành – Tư Mệnh Hoàng Đạo)
Ngày 20 tháng 5 năm 2025 (ứng vào ngày Thứ Ba – Ngày Kỷ Sửu – Trực Mãn – Kim Đường Hoàng Đạo)
Ngày 25 tháng 5 năm 2025 (ứng vào ngày Chủ Nhật – Ngày Giáp Ngọ – Trực Bình – Thanh Long Hoàng Đạo)
Ngày 26 tháng 5 năm 2025 (ứng vào ngày Thứ Hai – Ngày Ất Mùi – Trực Định – Minh Đường Hoàng Đạo)
Ngày 27 tháng 5 năm 2025 (ứng vào ngày Thứ Ba – Ngày Bính Thân – Trực Thành – Kim Quỹ Hoàng Đạo)
Ngày 28 tháng 5 năm 2025 (ứng vào ngày Thứ Tư – Ngày Đinh Dậu – Trực Thâu – Tư Mệnh Hoàng Đạo)
Ngày xấu hay ngày Hắc đạo trong tháng 5 năm 2025 như sau:
Ngày 4 tháng 5 năm 2025 (ứng vào ngày Chủ Nhật – Ngày Quý Dậu – Trực Kiến – Thiên Hình Hắc Đạo)
Ngày 7 tháng 5 năm 2025 (ứng vào ngày Thứ Tư – Ngày Bính Tý – Trực Phá – Bạch Hổ Hắc Đạo).
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Xem ngày tốt xấu trong tháng 5 năm 2025? Xem ngày tốt xấu trong tháng cho các công việc quan trọng? (Hình từ Internet)
Người lao động được nhận công việc về làm tại nhà trong trường hợp nào?
Theo Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Theo Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Theo Điều 167 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Người lao động nhận công việc về làm tại nhà
Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nhận việc về làm tại nhà.
Theo đó hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động bao gồm việc tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Pháp luật khuyến khích và tôn trọng những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi nhất, do đó người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận về việc này, trường hợp 2 bên nhất trí người lao động hoàn toàn có thể nhận công việc về làm tại nhà.
Khi chấm dứt hợp đồng lao động thì có cần phải thông báo cho người lao động hay không?
Theo khoản 1 Điều 45 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động
1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật này.
2. Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ thời điểm có thông báo chấm dứt hoạt động.
Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Bộ luật này thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ ngày ra thông báo.
Theo đó người sử dụng lao động phải thông báo chấm dứt hợp đồng cho người lao động khi:
- Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019.
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019.
- Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 Bộ luật Lao động 2019.
- Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Lao động 2019.
- Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Phạm Đại Phước









