Tử vi tài lộc cuối tháng 3 âm lịch: 4 con giáp may mắn, có số hưởng cuối tháng? Công ty có được hỏi thông tin về tử vi cung mệnh khi phỏng vấn không?
Tử vi tài lộc cuối tháng 3 âm lịch: 4 con giáp may mắn, có số hưởng cuối tháng?
(1) Tuổi Thân
Theo tử vi tài lộc, giai đoạn cuối tháng 3 này cực kỳ ưu ái những người tuổi Thân. Tài khí của họ lên như diều gặp gió, vượt trội hẳn so với 12 con giáp còn lại.
Không chỉ về tài lộc, gia đạo cũng rất tốt. Những người tuổi Thân hãy sẵn sàng đón nhận tin vui vào những ngày cuối tháng 3 này.
(2) Tuổi Tị
Người tuổi Tị nhanh nhẹn và hoạt bát bậc nhất trong 12 con giáp. Kết hợp với sự dũng cảm, họ sẽ nhận được tin vui về tài chính trong những ngày cuối tháng, nhất là trên những hoạt động đầu tư mạo hiểm.
(3) Tuổi Dậu
Người tuổi Dậu vốn khéo ăn khéo nói, lại là những ngời khôn ngoan, biết nhìn xa trông rộng. Giai đoạn cuối tháng này là thời gian vàng để họ thu hoạch tài lộc.
Nếu họ tận dụng tốt các mối quan hệ, thì vấn đề tài chính của họ sẽ nở rộ mỹ mãn.
(4) Tuổi Dần
Người tuổi Dần có khoảng thời gian vô cùng may mắn trong giai đoạn này. Cộng với sự khởi sắc tài lộc vào cuối tháng, nếu biết nắm bắt cơ hội, chăm chỉ "cày cuốc", tiền bạc của họ sẽ vô cùng rủng rỉnh.
Thông tin trên mang tính chất tham khảo.
Tử vi tài lộc cuối tháng 3 âm lịch: 4 con giáp may mắn, có số hưởng cuối tháng? (Hình từ Internet)
Công ty có được hỏi thông tin về tử vi cung mệnh khi phỏng vấn không?
Hiện nay Bộ luật Lao động 2019 không có quy định về việc nhà tuyển dụng hỏi các vấn đề về tử vi cung mệnh trong phỏng vấn lao động.
Thường thì các công ty sẽ tập trung vào kiểm tra kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, khả năng giải quyết vấn đề và tính cách của ứng viên. Tuy nhiên, có một số công ty hoặc ngành nghề cụ thể có thể yêu cầu kiểm tra, hoặc các phương pháp đo lường tâm lý khác để đánh giá sự phù hợp của ứng viên.
Do đó, nhà tuyển dụng có quyền hỏi các vấn đề liên quan đến tử vi cung mệnh trong phỏng vấn nếu cảm thấy có nhu cầu thêm thông tin. Tuy nhiên, nếu công ty chỉ dựa vào kết quả này để quyết định tuyển dụng thì có thể vi phạm pháp luật do có hành vi phân biệt đối xử, cụ thể:
Căn cứ khoản 8 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 có giải thích về phân biệt đối xử trong lao động như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.
Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử.
Như vậy, công ty chỉ tuyển những lao động có tử vi cung mệnh phù hợp được xem là phân biệt đối xử trong lao động và có thể bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của người lao động gồm những gì?
Căn cứ Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:
- Người lao động có các quyền sau đây:
+ Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
+ Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
+ Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
+ Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Đình công;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
+ Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
+ Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
+ Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Nguyễn Minh Khôi