Tích lũy tư bản là gì, hệ quả của tích lũy tư bản là gì? Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có phải công khai cho người lao động không?

Khái niệm tích lũy tư bản là gì, những hệ quả của tích lũy tư bản như thế nào? Có phải công khai cho người lao động tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không?

Tích lũy tư bản là gì?

Để chỉ ra bản chất của tích lũy tư bản, cần nghiên cứu về tái sản xuất. Trong thực tế nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, quá trình sản xuất liên tục được lặp đi lặp lại không ngừng. Quá trình sản xuất được lặp đi, lặp lại không ngừng được gọi là tái sản xuất.

Tái sản xuất có hai hình thức chủ yếu là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.

Tái sản xuất giản đơn là sự lặp lại quá trình sản xuất với quy mô như cũ. Trong trường hợp này, ứng với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, toàn bộ giá trị thặng dư đã được nhà tư bản tiêu dùng cho cá nhân.

Tuy nhiên, tư bản không những được bảo tồn mà còn phải không ngừng lớn lên. Để thực hiện tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản phải biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm. Sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản gọi là tích luỹ tư bản.

Bản chất của tích lũy tư bản là quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa thông qua việc chuyển hóa giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua mua thêm hàng hóa sức lao động, mở mang nhà xưởng, mua thêm nguyên vật liệu, trang bị thêm máy móc thiết bị... Nghĩa là, nhà tư bản không sử dụng hết giả thị thặng dư thu được cho tiêu dùng cá nhân mà biến nó thành tư bản phụ thêm. Cho nên, khi thị trường thuận lợi, nhà tư bản bán được hàng hóa, giá trị thặng dư vì thế sẽ ngày càng nhiều, nhà tư bản trở nên giàu có hơn.

Thực chất, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích luỹ là giá trị thặng dư. Nhờ có tích lũy tư bản, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không những trở thành thống trị, mà còn không ngừng mở rộng sự thống trị đó.

Hệ quả của tích lũy tư bản là gì

Theo C.Mác, quá trình tích lũy trong nền kinh tế thị trường tư bản dẫn tới các hệ quả kinh tế mang tính quy luật, hệ quả của tích lũy tư bản như sau:

- Thứ nhất, tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ tư bản.

Cấu tạo hữu cơ của tư bản (ký hiệu c/v) là cấu tạo giá trị được quyết định bởi cấu tạo kỹ thuật và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản.

C.Mác cho rằng, nền sản xuất có thể được quan sát qua hình thái hiện vật. Cũng có thể quan sát qua hình thái giá trị.

Nếu quan sát qua hình thái hiện vật thì mối quan hệ tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và số lượng sức lao động được coi là cấu tạo kỹ thuật.

Cấu tạo kỹ thuật này, nếu quan sát qua hình thái giá trị nó phản ánh ở mối quan hệ tỷ lệ giữa tư bản bất biến với tư bản khả biến. Tỷ lệ giá trị này. được gọi là cấu tạo hữu cơ. Cấu tạo hữu cơ luôn có xu hướng tăng do cấu tạo kỹ thuật cũng vận động theo xu hướng tăng lên về lượng.

Vì vậy, quá trình tích lũy tư bản không ngừng làm tăng cấu tạo hữu cơ tư bản.

- Thứ hai, tích luỹ tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản.

Trong quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa, quy mô của tư bản cá biệt tăng lên thông qua quá trình tích tụ và tập trung tư bản.

Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thặng dư.

Tích tụ tư bản làm tăng quy mô tư bản cá biệt đồng thời làm tăng quy mô tư bản xã hội do giá trị thặng dư được biến thành tư bản phụ thêm. Tích tụ tư bản là kết quả trực tiếp của tích luỹ tư bản.

Tập trung tư bản là sự tăng lên của quy mô tư bản cá biệt mà không làm tăng quy mô tư bản xã hội do hợp nhất các tư bản cá biệt vào một chính thể tạo thành một tư bản cá biệt lớn hơn.

Tập trung tư bản có thể được thực hiện thông qua sáp nhập các tư bản cá biệt với nhau.

Tích tụ và tập trung tư bản đều góp phần tạo tiền đề để có thể thu được nhiều giá trị thặng dư hơn cho người mua hàng hóa sức lao động.

- Thứ ba, quá trình tích luỹ tư bản làm không ngừng làm tăng chênh lệch giữa thu nhập của nhà tư bản với thu nhập của người lao động làn thuê cả tuyệt đối lẫn tương đối.

Thực tế, xét chung trong toàn bộ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, thi nhập mà các nhà tư bản có được, lớn hơn gấp rất nhiều lần so với thu nhập dưới dạng tiền công của người lao động làm thuê. C.Mác đã quan sát thấy thực tế này và ông gọi đó là sự bần cùng hóa người lao động. Cùng với sự gia tăng quy mô sản xuất và cấu tạo hữu cơ của tư bản, tư bản khả biến cố xu hướng giảm tương đối so với tư bản bất biến, dẫn tới nguy cơ thừa nhận khẩu. Do đó, quá trình tích luỹ tư bản có tính hai mặt, một mặt thể hiện sự tích luỹ sự giàu sang về phía giai cấp tư sản, và mặt khác tích lũy sự bắt cùng về phía giai cấp công nhân làm thuê.

Bần cùng hoá giai cấp công nhân làm thuê biểu hiện dưới hai hình thái là bần cùng hoá tương đối và bần cùng hoa tuyệt đối. Bần cùng học tương đối là cùng với đà tăng trưởng lực lượng sản xuất, phần sản phẩn phân phối cho giai cấp công nhân làm thuê tuy có tăng tuyệt đối, nhưng lạ giảm tương đối so với phần dành cho giai cấp tư sản. Bắn cùng hoá tuyệ đối thể hiện sự sụt giảm tuyệt đối về mức sống của giai cấp công nhân lần thuê. Bần cùng hóa tuyệt đối thường xuất hiện đối với bộ phận giai cấp công nhân làm thuê đang thất nghiệp và đối với toàn bộ giai cấp công nhân làm thuê trong các điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt trong khủng hoảng kinh tế.

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Tích lũy tư bản là gì, hệ quả của tích lũy tư bản là gì? Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có phải công khai cho người lao động không?

Tích lũy tư bản là gì, hệ quả của tích lũy tư bản là gì? (Hình từ Internet)

Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có phải công khai cho người lao động không?

Theo Điều 43 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động phải công khai với người lao động những nội dung sau:

- Tình hình sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động;

- Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động;

- Các thỏa ước lao động tập thể mà người sử dụng lao động tham gia;

- Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có);

- Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;

- Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;

- Nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó người sử dụng lao động có phải công khai cho người lao động về tình hình sản xuất kinh doanh.

Nếu pháp luật quy định cụ thể hình thức công khai thì người sử dụng lao động thực hiện công khai theo quy định đó, trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức công khai thì người sử dụng lao động căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động và nội dung phải công khai để lựa chọn hình thức sau đây và thể hiện trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Điều 48 Nghị định 145/2020/NĐ-CP:

- Niêm yết công khai tại nơi làm việc;

- Thông báo tại các cuộc họp, các cuộc đối thoại giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động;

- Thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thông báo đến người lao động;

- Thông báo trên hệ thống thông tin nội bộ;

- Hình thức khác mà pháp luật không cấm.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tích lũy tư bản

Phạm Đại Phước

lượt xem
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động làm việc trong lĩnh vực thể dục thể thao được bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe như thế nào?
Lao động tiền lương
Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật gồm những ai?
Lao động tiền lương
Người lao động bị tai nạn trên đường đi làm thì được hưởng những chế độ nào?
Lao động tiền lương
Trách nhiệm của người lao động trong việc bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân là gì?
Lao động tiền lương
Người lao động sau khi điều trị ổn định do tai nạn lao động thì có được yêu cầu NSDLĐ bố trí công việc phù hợp không?
Lao động tiền lương
Người lao động có được rút lại yêu cầu xin nghỉ việc không?
Lao động tiền lương
Người lao động có quyền từ chối làm việc không?
Lao động tiền lương
Tài khoản 334 phải trả cho người lao động có số dư bên nào theo Thông tư 133?
Lao động tiền lương
NLĐ có được thỏa thuận để nhận việc về làm tại nhà không?
Lao động tiền lương
Người lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm sản xuất trong lĩnh vực nào?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào