Thực trạng là gì, thực trạng là tốt hay xấu, thực trạng bao gồm những gì? Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam của thanh niên khu vực nông thôn năm 2024 thế nào?
Thực trạng là gì, thực trạng là tốt hay xấu, thực trạng bao gồm những gì?
"Thực trạng" đề cập đến tình trạng hoặc hiện trạng thực tế của một vấn đề, sự việc hoặc hiện tượng tại thời điểm hiện tại. Nó thường được sử dụng để miêu tả các điều kiện, hoàn cảnh hoặc tình hình cụ thể trong thực tế, làm cơ sở để phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp.
"Thực trạng" thường bao gồm các yếu tố chính sau đây:
- Hiện trạng tổng quan: Miêu tả tình hình thực tế chung của vấn đề, lĩnh vực hoặc hiện tượng đang được xem xét.
- Các yếu tố, số liệu cụ thể: Bao gồm các thông tin chi tiết, dữ liệu định lượng hoặc định tính để minh họa rõ hơn tình hình hiện tại (ví dụ: số liệu kinh tế, xã hội, môi trường, v.v.).
- Nguyên nhân: Tìm hiểu và chỉ ra những yếu tố, tác động hoặc lý do dẫn đến thực trạng đó.
- Hệ quả hoặc tác động: Xem xét ảnh hưởng hoặc hậu quả của thực trạng đối với các khía cạnh khác trong đời sống hoặc xã hội.
- So sánh: Nếu cần, có thể so sánh thực trạng hiện tại với các thời điểm trước đây hoặc với các trường hợp tương tự để thấy sự thay đổi.
Thực trạng là tốt hay xấu? Thực trạng không tự nhiên mang tính chất "tốt" hay "xấu"; thay vào đó, nó chỉ mô tả trạng thái hiện tại của một vấn đề, sự việc hoặc hiện tượng. Việc đánh giá thực trạng là tốt hay xấu phụ thuộc vào góc nhìn, tiêu chí, và mục tiêu của người phân tích.
Ví dụ: Một thực trạng kinh tế ổn định, tăng trưởng đều đặn thì có thể được xem là "tốt". Ngược lại, nếu thực trạng là ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, thì rõ ràng đây là vấn đề "xấu" cần giải quyết.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Thực trạng là gì, thực trạng là tốt hay xấu, thực trạng bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam của thanh niên khu vực nông thôn năm 2024 thế nào?
Theo Thông cáo báo chí về tình hình lao động, việc làm quý 4 và 6 tháng cuối năm 2024 của Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Tại Mục 5 Thông cáo báo chí thì tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động như sau:
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV/2024 là 2,22%, giảm 0,01 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,04 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực thành thị là 2,37%; khu vực nông thôn là 2,11%.
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2024 là 2,24%, giảm 0,04 điểm phần trăm so với năm trước, trong đó khu vực thành thị là 2,53%; khu vực nông thôn là 2,05%.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) quý IV/2024 là 7,96%, tăng 0,23 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,34 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 9,02%; khu vực nông thôn là 7,40%. Tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo là 1,3 triệu thanh niên, chiếm 10,0% tổng số thanh niên, giảm 110,4 nghìn người so với quý trước và giảm 202,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo ở khu vực thành thị là 7,4%; khu vực nông thôn là 11,6%; nữ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo là 11,4%; nam là 8,6%.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) năm 2024 là 7,83%, tăng 0,30 điểm phần trăm so với năm trước. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 9,35%, giảm 0,45 điểm phần trăm; khu vực nông thôn là 6,97%, tăng 0,61 điểm phần trăm.
Theo đó tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam của thanh niên khu vực nông thôn năm 2024 là 6,97%, tăng 0,61 điểm phần trăm.
Lưu ý: Người thất nghiệp là người từ đủ 15 tuổi trở lên mà trong thời kỳ tham chiếu có đầy đủ cả 03 yếu tố: Hiện không làm việc, đang tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc. Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa số người thất nghiệp so với lực lượng lao động.
Thông cáo báo chí về tình hình lao động, việc làm quý 4 và 6 tháng cuối năm 2024: TẢI VỀ.
Người lao động nào bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Theo Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định:
Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động tham gia hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp, trừ người lao động đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Phạm Đại Phước









