Seeder bẩn là gì? Làm Digital Marketing thì cần học ngành nào hệ cao đẳng?
Seeder bẩn là gì?
Seeder có nguồn gốc trong tiếng anh, cụ thể là từ “seed”, nghĩa là gieo hạt, trồng cây. Tại ngành marketing, seeding là hoạt động không thể thiếu, khi nó tạo ra những cuộc thảo luận có ý đồ nhằm tạo chú ý và định hướng dư luận (cả tốt lẫn xấu). Chung quy là đạt được mục đích có lợi cho thương hiệu của họ.
Seeder bẩn là việc người seeder dẫn dắt dư luận, hoặc tạo ra những truyền thông bẩn nhằm mục đích tiêu cực, gây hiểu nhầm cho công chúng, thường mục đích của việc này là bôi nhọ, phá hoại uy tín, hoặc để "dìm" một ai đó, hoặc một thương hiệu nào đó.
Thường thì chúng ta có thể thấy hành vi này sẽ là những "comment" mang tính chất công kích với số lượng nhiều vô lý và có phần giống nhau. Tại tất cả nền tảng số như Youtube, Facebook, Threads,...
Đặc biệt trong ngành Marketing, việc lạm dụng Seeder bẩn là cách mà một số thương hiệu lựa chọn để dìm, tạo định hướng, để công kích đối thủ, hoặc tạo ra những hiểu lầm, "giật tít" những thông tin không đúng nhằm.
Những hành vi của người seeder lúc này có thể xem là phi đạo đức, thậm chí có thể bị xử lý theo pháp luật nếu gây thiệt hại nghiêm trọng.
Thông tin trên mang tính chất tham khảo.
Seeder bẩn là gì? Làm Digital Marketing thì cần học ngành nào hệ cao đẳng? (Hình từ Internet)
Làm Digital Marketing thì cần học ngành nào hệ cao đẳng?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Chương 6 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực báo chí, thông tin, kinh doanh và quản lý (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Marketing thương mại trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các nhiệm vụ và công việc nhằm phát hiện ra các nhu cầu, mong muốn của khách hàng, sáng tạo giá trị, truyền thông giá trị, cung ứng giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu của các bên tham gia quá trình trao đổi của doanh nghiệp với khách hàng một cách hiệu quả nhất, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Nhiệm vụ chính của nghề bao gồm: Tìm hiểu về môi trường marketing và thị trường; xác định định hướng chiến lược marketing của tổ chức; xây dựng các đề xuất chào hàng cho khách hàng của tổ chức; quản lý và cung ứng các chương trình truyền thông marketing; xây dựng, thực hiện và quản lý các kế hoạch marketing; sử dụng, nghiên cứu và phát triển cơ sở dữ liệu khách hàng; xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu.
Điều kiện và môi trường làm việc: các hoạt động marketing thương mại được thực hiện ở các tổ chức với điều kiện môi trường làm việc nhiều biến động, có cạnh tranh, có quan hệ giao dịch với các khách hàng khác nhau, có tính chuyên nghiệp.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Chương 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
5. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Marketing truyền thống;
- Dịch vụ khách hàng;
- Quản lý nhãn hàng/ngành hàng;
- Thương hiệu;
- Truyền thông;
- Digital Marketing;
- Quản trị marketing truyền thống;
- Quản trị dịch vụ khách hàng;
- Quản trị thương hiệu;
- Quản trị Digital Marketing;
- Quản trị truyền thông.
Như vậy, để có thể làm nghề Digital Marketing, người học có thể chọn ngành Marketing thương mại trình độ cao đẳng.
Marketing thương mại trình độ cao đẳng là ngành, nghề gì?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Chương 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Marketing thương mại trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các nhiệm vụ và công việc nhằm phát hiện ra các nhu cầu, mong muốn của khách hàng, sáng tạo giá trị, truyền thông giá trị, cung ứng giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu của các bên tham gia quá trình trao đổi của doanh nghiệp với khách hàng một cách hiệu quả nhất, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Nhiệm vụ chính của nghề bao gồm: Tìm hiểu về môi trường marketing và thị trường; xác định định hướng chiến lược marketing của tổ chức; xây dựng các đề xuất chào hàng cho khách hàng của tổ chức; quản lý và cung ứng các chương trình truyền thông marketing; xây dựng, thực hiện và quản lý các kế hoạch marketing; sử dụng, nghiên cứu và phát triển cơ sở dữ liệu khách hàng; xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu.
Điều kiện và môi trường làm việc: các hoạt động marketing thương mại được thực hiện ở các tổ chức với điều kiện môi trường làm việc nhiều biến động, có cạnh tranh, có quan hệ giao dịch với các khách hàng khác nhau, có tính chuyên nghiệp.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
Theo đó, Marketing thương mại trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các nhiệm vụ và công việc nhằm phát hiện ra các nhu cầu, mong muốn của khách hàng, sáng tạo giá trị, truyền thông giá trị, cung ứng giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu của các bên tham gia quá trình trao đổi của doanh nghiệp với khách hàng một cách hiệu quả nhất, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Thêm nữa, nhiệm vụ chính của nghề bao gồm: Tìm hiểu về môi trường marketing và thị trường; xác định định hướng chiến lược marketing của tổ chức; xây dựng các đề xuất chào hàng cho khách hàng của tổ chức; quản lý và cung ứng các chương trình truyền thông marketing; xây dựng, thực hiện và quản lý các kế hoạch marketing; sử dụng, nghiên cứu và phát triển cơ sở dữ liệu khách hàng; xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu.

Nguyễn Minh Khôi