Seeder là gì trong ngành marketing? Marketing thương mại trình độ cao đẳng là ngành, nghề gì?
Seeder là gì trong ngành marketing?
Seeder là gì? Seeder có nguồn gốc trong tiếng anh, cụ thể là từ “seed”, nghĩa là gieo hạt, trồng cây. Tại ngành marketing, seeding là hoạt động không thể thiếu, khi nó tạo ra những cuộc thảo luận có ý đồ nhằm tạo chú ý và định hướng dư luận (cả tốt lẫn xấu). Chung quy là đạt được mục đích có lợi cho thương hiệu của họ.
Người seeder sẽ đi "gieo" hạt trên khắp các nền tảng xã hội như Facebook, TikTok, Youtube hoặc bất cứ diễn đàn nào mà có thể gây ra những tranh luận, thu hút sự chú ý của mọi người, với niềm tin là nội dung đó sẽ lan tỏa thật nhiều.
Seeder cũng là một loại công việc. Và về cơ bản, Seeder không phải là công việc xấu, chỉ có những người seeder làm với mục đích xấu khi cố tình tạo ra những nội dung sai lệch, điều hướng dư luận đi theo hướng có hại cho một ai đó. Do đó, hãy thật tỉnh táo trước những seeder sai lệch và kiểm chứng thông tin một cách chính xác.
Thông tin trên mang tính chất tham khảo.
Seeder là gì trong ngành marketing?(Hình từ Internet)
Marketing thương mại trình độ cao đẳng là ngành, nghề gì?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Chương 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Marketing thương mại trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các nhiệm vụ và công việc nhằm phát hiện ra các nhu cầu, mong muốn của khách hàng, sáng tạo giá trị, truyền thông giá trị, cung ứng giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu của các bên tham gia quá trình trao đổi của doanh nghiệp với khách hàng một cách hiệu quả nhất, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Nhiệm vụ chính của nghề bao gồm: Tìm hiểu về môi trường marketing và thị trường; xác định định hướng chiến lược marketing của tổ chức; xây dựng các đề xuất chào hàng cho khách hàng của tổ chức; quản lý và cung ứng các chương trình truyền thông marketing; xây dựng, thực hiện và quản lý các kế hoạch marketing; sử dụng, nghiên cứu và phát triển cơ sở dữ liệu khách hàng; xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu.
Điều kiện và môi trường làm việc: các hoạt động marketing thương mại được thực hiện ở các tổ chức với điều kiện môi trường làm việc nhiều biến động, có cạnh tranh, có quan hệ giao dịch với các khách hàng khác nhau, có tính chuyên nghiệp.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
Theo đó, Marketing thương mại trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các nhiệm vụ và công việc nhằm phát hiện ra các nhu cầu, mong muốn của khách hàng, sáng tạo giá trị, truyền thông giá trị, cung ứng giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu của các bên tham gia quá trình trao đổi của doanh nghiệp với khách hàng một cách hiệu quả nhất, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Thêm nữa, nhiệm vụ chính của nghề bao gồm: Tìm hiểu về môi trường marketing và thị trường; xác định định hướng chiến lược marketing của tổ chức; xây dựng các đề xuất chào hàng cho khách hàng của tổ chức; quản lý và cung ứng các chương trình truyền thông marketing; xây dựng, thực hiện và quản lý các kế hoạch marketing; sử dụng, nghiên cứu và phát triển cơ sở dữ liệu khách hàng; xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu.
Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp đối với ngành, nghề Marketing thương mại trình độ cao đẳng là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Chương 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
5. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Marketing truyền thống;
- Dịch vụ khách hàng;
- Quản lý nhãn hàng/ngành hàng;
- Thương hiệu;
- Truyền thông;
- Digital Marketing;
- Quản trị marketing truyền thống;
- Quản trị dịch vụ khách hàng;
- Quản trị thương hiệu;
- Quản trị Digital Marketing;
- Quản trị truyền thông.
Theo đó, vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp đối với ngành, nghề Marketing thương mại trình độ cao đẳng bao gồm:
- Marketing truyền thống;
- Dịch vụ khách hàng;
- Quản lý nhãn hàng/ngành hàng;
- Thương hiệu;
- Truyền thông;
- Quản trị marketing truyền thống;
- Quản trị dịch vụ khách hàng;
- Quản trị thương hiệu;
- Quản trị Digital Marketing;
- Quản trị truyền thông.

Nguyễn Minh Khôi