Những sai lầm phổ biến nào khi đi làm mà nhân viên cần tránh?

Cho tôi hỏi để làm việc hiệu quả thì nhân viên cần chú ý tránh những sai lầm nào phổ biến? Câu hỏi từ chị V.T.A (Tiền Giang).

Trở thành nhân viên của một công ty vừa là cơ hội để bản thân học hỏi nhiều kinh nghiệm mới, đồng thời cũng mang đến không ít thách thức. Việc mắc phải những sai lầm khi đi làm là điều không thể tránh khỏi, bạn sẽ phải đối diện với những khó khăn, thử thách mà chính bạn không thể lường trước được. Điều này có thể khiến bạn "dậm chân tại chỗ" hoặc thậm chí là bị đào thải bởi những sai lầm mà bạn vô tình mắc phải. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến khi đi làm mà bạn nên tránh:

Những sai lầm phổ biến nào khi đi làm mà nhân viên cần tránh?

Những sai lầm phổ biến nào khi đi làm mà nhân viên cần tránh?

1. Không hiểu biết văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là một trong những khái niệm hiện đại và trong đó bao gồm rất nhiều khía cạnh khác nhau. Đó là toàn bộ những giá trị, niềm tin, cách nhận thức, hành xử được xây dựng trong suốt quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.

Việc không hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp là một sai lầm có thể khiến bạn bị cô lập, khó hòa nhập trong môi trường công sở. Bạn nên quan sát, học hỏi và tham gia các hoạt động của công ty để tạo dựng mối quan hệ tốt.

2. Khép kín, không giao tiếp với đồng nghiệp

Nhút nhát, sống khép kín là rào cản lớn nhất trong việc duy trì, phát triển mối quan hệ cũ và tạo dựng những mối quan hệ mới. Điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển bản thân và trong công việc của bạn.

Một nhiệm vụ muốn đạt hiệu quả cao không thể chỉ mình bạn gánh vác, chính vì vậy, học cách giao tiếp tốt với đồng nghiệp vừa tạo môi trường làm việc thoải mái, vừa nâng cao hiệu suất làm việc.

3. Sợ đặt câu hỏi

Việc đặt câu hỏi cho người khác tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại là một nỗi sợ hãi thường trực trong tâm lý của những người mới đi làm. Nguyên nhân của nỗi sợ hãi này nằm phần nhiều trong tâm lý của chúng ta. Bạn có thể sợ họ sẽ từ chối và bạn sẽ cảm thấy thất vọng vì bị từ chối.

Đây là một sai lầm có thể khiến bạn bỏ lỡ những thông tin quan trọng, hoặc hiểu nhầm những gì được giao. Bạn nên đặt câu hỏi khi cần thiết, để biết rõ về công việc, mong đợi của sếp và khách hàng, cũng như cách giải quyết các vấn đề.

4. Thói quen trì hoãn

Trì hoãn công việc là một thói quen xấu và cần được loại bỏ sớm nhất có thể. Nó gây lãng phí thời gian, khiến bạn đánh mất nhiều cơ hội, làm mất niềm tin và sự tôn trọng từ người khác.

Để loại bỏ thói quen trì hoãn bạn cần xây dựng kế hoạch chi tiết những gì mình cần làm, thời hạn xong là khi nào? Bạn nên chia nhỏ các đầu việc như nghiên cứu, tạo outline, thực hiện chi tiết từng mục, … và tập trung riêng cho các tác vụ đó, ngăn chặn các yếu tố gây xao nhãng trong quá trình làm việc. Hãy đặt cho mình mục tiêu ngắn hạn, khả thi với từng giai đoạn. Điều này sẽ khiến công việc của bạn đỡ vất vả, cồng kềnh hơn.

5. Trễ giờ

Tình trạng thường xuyên đi làm muộn có thể gây hại cho sự nghiệp lâu dài của bạn. Nó làm xấu đi hình ảnh cá nhân, gây giảm tín nhiệm của bạn. Tệ hơn nữa, nó buộc doanh nghiệp phải loại trừ bạn ra khỏi bộ máy của họ.

Do đó, hãy đảm bảo đi làm đúng giờ, có thể đi sớm hơn để chuẩn bị sẵn sàng cho giờ làm việc. Nếu gặp vấn đề không thể đến đúng giờ được thì phải báo ngay cho quản lý biết, đồng thời đưa ra hướng giải quyết các công việc gấp.

7. Kêu ca, phàn nàn, đổ lỗi mà không hành động để thay đổi

Có rất nhiều người có một thói quen rất xấu là luôn miệng kêu ca, phàn nàn, đổ lỗi mà không bao giờ tự nhìn lại chính mình. Ví dụ khi đi làm muộn họ sẽ nghĩ ra đủ mọi lý do ngoại cảnh như tắc đường, con ốm, xe hỏng để biện minh cho lỗi lầm của mình hoặc khi cảm thấy chán nản, bế tắc trong công việc luôn cho rằng sếp không công bằng, đồng nghiệp không trợ giúp, đổ lỗi cho chế độ…

Trước khi kêu ca, phàn nàn chúng ta hãy xem mình đã thực sự cố gắng, nỗ lực để thay đổi hoàn cảnh chưa? Chúng ta đã làm chưa? Thực ra trong bất kì môi trường nào việc được làm, được thử nghiệm là điều cực kỳ quan trọng sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn rất nhiều.

Cho nên khi đi làm trong hoàn cảnh và phạm vi cho phép chúng ta nên sẵn sàng nhận việc được giao, chủ động xin được tham gia vào các công việc khác nhau, nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp…Điều này sẽ là cơ hội để cho các bạn được trải nghiệm, khám phá năng lực bản thân, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sai lầm phổ biến

Phan Thị Huyền Trân

1635 lượt xem
lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sai lầm phổ biến Đi làm Nhân viên Văn hóa doanh nghiệp Công ty

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào