Những câu hỏi phỏng vấn thường gặp dành cho sinh viên mới ra trường?

Sinh viên mới ra trường sẽ không tránh khỏi những áp lực khi đi phỏng vấn, đặc biệt là trong quá trình gặp trực tiếp nhà tuyển dụng. Như vậy những câu hỏi phỏng vấn thường gặp dành cho sinh viên mới ra trường là gì?

Những câu hỏi phỏng vấn thường gặp dành cho sinh viên mới ra trường?

Do chưa có kinh nghiệm, sinh viên mới ra trường thường hay lo lắng trước các buổi phỏng vấn, từ đó có phần thể hiện không như mong muốn. Để có phần thể hiện tốt trong buổi phỏng vấn, sinh viên cần có sự chuẩn bị và luyện tập kỹ lưỡng.

1. Câu hỏi phỏng vấn giới thiệu về bản thân

Đây là một trong những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn đầu tiên của nhà tuyển dụng đặt ra cho ứng viên. Câu trả lời của ứng viên sẽ để lại cái ấn tượng ban đầu cho nhà tuyển dụng. Với câu hỏi này, ứng viên cần tập trung vào các kỹ năng, phẩm chất và thành tích của bạn, và làm thế nào để làm ứng viên trở thành ứng cử viên sáng giá hơn, đáp ứng được yêu cầu công việc của công ty.

Cách trả lời câu hỏi giới thiệu bản thân:

- Nêu ngắn gọn thông tin cơ bản: về trường, ngành học.

- Làm rõ những ưu thế nổi bật: kinh nghiệm, kỹ năng, phẩm chất, tính cách,...

2. Điểm mạnh/điểm yếu của bạn là gì?

Đừng bao giờ nói rằng bạn không có điểm yếu nào rằng bạn hoàn hảo hay bạn làm việc quá chăm chỉ. Đây là những câu trả lời sáo rỗng thể hiện bạn là con người kiêu ngạo, không trung thực hoặc thiếu sự tự nhận thức. Bạn có thể làm nổi câu trả lời của mình bằng cách chọn ra các tính cách mà bạn đang muốn thay đổi mỗi ngày.

- Cách trả lời điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn:

+ Chỉ nên nêu 1 - 2 điểm yếu.

+ Thẳng thắn thừa nhận nếu điều đó có làm ảnh hưởng tới công việc.

+ Đề xuất cách khắc phục.

+ Khẳng định xu hướng thay đổi.

Đối với các câu hỏi phỏng vấn tìm hiểu về điểm mạnh như thế này, nhà tuyển dụng quan tâm đến kỹ năng của ứng viên có phù hợp với công việc không. Do đó, bạn hãy chọn ra 3 hoặc 4 điểm mạnh mà các nhà tuyển dụng hay nhắm tới: kỹ năng làm việc nhóm, khả năng lãnh đạo, tư duy tích cực… Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng khi chọn bất kỳ điểm mạnh nào cần có cho mình những ví dụ cụ thể nhé.

- Cách trả lời điểm mạnh của bản thân khi phỏng vấn:

+ Chọn 2 - 3 điểm mạnh liên quan trực tiếp tới vị trí công việc

+ Nêu ra dẫn chứng cụ thể: hoạt động học tập, xã hội, công việc làm thêm,...

3. Bạn biết gì về công ty chúng tôi?

Trong những câu hỏi mà nhà tuyển dụng hay hỏi không thể thiếu câu hỏi về công ty. Vậy nên trước khi đến buổi phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu về công ty mà mình đang ứng tuyển. Hãy trả lời phỏng vấn xin việc cho câu hỏi này bằng cách đề cấp đến: Nguồn gốc của công ty; các hoạt động hiện tại và mục tiêu của họ trong tương lai.

4. Tại sao bạn lại ứng tuyển vị trí này?

Lý do ứng tuyển vị trí là một trong các câu hỏi phỏng vấn thường gặp. Mục đích khi đưa ra câu hỏi trong list câu hỏi phỏng vấn là nhà tuyển dụng muốn biết ứng viên có tìm hiểu rõ về công việc đang ứng tuyển hay không.

Bạn đề cập đến kinh nghiệm ở một vị trí tương đương. Thể hiện đam mê và sự cầu tiến trong nghề nghiệp mà bạn đang theo đuổi. Cuối cùng, bạn hãy khẳng định năng lực của mình hoàn toàn phù hợp với vị trí đang ứng tuyển.

5. Bạn có ngại làm thêm giờ?

Các câu hỏi tuyển dụng về làm thêm giờ để đánh giá về tinh thần trách nhiệm của ứng viên. Vậy nên cách trả lời phỏng vấn xin việc chuyên nghiệp, ấn tượng cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Trình bày về việc bản thân đã có kinh nghiệm làm việc thêm giờ trước đây

- Đề cập khéo léo về chế độ và quyền lợi bạn từng được hưởng ở công ty cũ khi phải làm thêm giờ. Từ đó, bạn nhắc khéo nhà tuyển dụng chia sẻ về chính sách và quyền lợi được hưởng nếu làm thêm ngoài giờ.

- Khẳng định tinh thần trách nhiệm và thái độ của bản thân dù có "overtime" hay không vẫn sẽ đảm bảo tiến độ công việc.

6. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp là cơ hội để bạn thể hiện trước nhà tuyển dụng rằng bạn là người có mục tiêu phấn đấu rõ ràng trong công việc. Hãy trò chuyện một cách nhiệt tình về mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn của mình và một số hành động mà bạn đang thực hiện để chuẩn bị cho mục tiêu đó.

Cách trả lời mục tiêu nghề nghiệp:

- Tập trung vào mục tiêu ngắn hạn (1 - 3 năm), mục tiêu nghề nghiệp trong 3 năm tới liên quan đến vị trí ứng tuyển.

- Mở rộng tới mục tiêu dài hạn hơn trong vòng 3 - 5 năm tiếp theo.

- Mục tiêu đưa ra phải phù hợp với thực tế và năng lực.

- Luôn nhấn mạnh tinh thần học hỏi, tích lũy kiến thức, kỹ năng để phát triển hơn.

7. Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu cho vị trí này?

Để trả lời các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn này, bạn nên tìm hiểu trước về mức lương chung cho vị trí cũng như mức độ kinh nghiệm của mình. Từ đó, bạn sẽ dung hòa để đưa ra mức lương không quá cao nhưng không phải thấp, đủ để thấy được giá trị bản thân.

Cách trả lời câu hỏi mức lương mong muốn:

+ Tìm hiểu trước mức lương thị trường với vị trí ứng tuyển.

+ Đánh giá năng lực, kinh nghiệm hiện tại.

+ Xác định mức lương hợp lý.

+ Không nên đưa ra con số cụ thể, hãy đưa ra một khoảng lương.

8. Bạn còn câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Cách trả lời khi được hỏi còn câu hỏi nào không:

+ Tìm hiểu kĩ về công ty, vị trí, hệ thống lại những vấn đề băn khoăn.

+ Đặt những câu hỏi ngược lại nhà tuyển dụng ngắn gọn xoay quanh công việc, công ty.

+ Tránh đặt câu hỏi có thể tự tìm hiểu hoặc vấn đề vượt quá thời gian phỏng vấn.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Những câu hỏi phỏng vấn thường gặp dành cho sinh viên mới ra trường?

Mức lương thấp nhất của sinh viên mới ra trường là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
3. Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
a) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
b) Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
c) Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
d) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
đ) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
e) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục kèm theo Nghị định này.

Theo đó, mức lương thấp nhất của sinh viên mới ra trường hiện nay như sau:

- Vùng 1: Tối thiểu 4.960.000 đồng/tháng và 23.800 đồng/giờ.

- Vùng 2: Tối thiểu 4.410.000 đồng/tháng và 21.200 đồng/giờ.

- Vùng 3: Tối thiểu 3.860.000 đồng/tháng và 18.600 đồng/giờ.

- Vùng 4: Tối thiểu 3.860.000 đồng/tháng và 16.600 đồng/giờ.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Câu hỏi phỏng vấn

Lê Long Triều

110 lượt xem
lượt xem
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Bảng kết quả đánh giá ứng viên sau phỏng vấn xin việc được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Mẫu Email thông báo kết quả phỏng vấn của ứng cử viên dành cho doanh nghiệp? NLĐ thử việc đạt yêu cầu nhưng doanh nghiệp không ký hợp đồng bị xử phạt bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Mẫu thư mời phỏng vấn lần 2 qua email mới nhất có dạng ra sao?
Lao động tiền lương
Người lao động nên viết email xác nhận phỏng vấn như thế nào cho chuyên nghiệp?
Lao động tiền lương
Top 10 câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất gồm những gì?
Lao động tiền lương
Bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấn hay mà người đi xin việc có thể tham khảo, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Cách trả lời câu hỏi về điểm yếu khi phỏng vấn cho ứng viên sao cho chuẩn?
Lao động tiền lương
Tải mẫu bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn mới nhất?
Lao động tiền lương
Mẫu phiếu đánh giá phỏng vấn chuẩn nhất cho người tuyển dụng mới nhất?
Lao động tiền lương
Portfolio là gì? Cách tạo Portfolio thu hút nhà tuyển dụng?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào