Người lao động có được nhận công việc về làm việc tại nhà không?

Tôi đang làm ở công ty may mặc, công việc lắp các mảnh vải lại với nhau, việc này tôi thấy tôi có thể làm ở nhà thì không biết có được quyền nhận về nhà làm không?

Người lao động có được nhận công việc về làm việc tại nhà không?

Căn cứ Điều 167 Bộ luật Lao động 2019 quy định về người lao động nhận công việc về làm tại nhà như sau:

Người lao động nhận công việc về làm tại nhà
Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nhận việc về làm tại nhà.

Như vậy, theo quy định trên không bắt buộc người lao động phải làm việc cố định thời gian ở công ty. Người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với nhau để người lao động có thể đem công việc về nhà làm.

làm việc tại nhà

Người lao động có được nhận công việc về làm việc tại nhà không?

Người lao động làm việc tại nhà thì có được hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn lao động không?

Căn cứ Điều 69 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động nhận công việc về làm tại nhà như sau:

An toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động nhận công việc về làm tại nhà
1. Người lao động khi thỏa thuận bằng văn bản với người sử dụng lao động về việc giao công việc về làm tại nhà trên cơ sở căn cứ vào việc người lao động bảo đảm được yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc được giao tại nhà.
2. Nếu xảy ra tai nạn lao động khi làm việc tại nhà, thì người lao động hoặc thân nhân của họ phải báo cáo ngay để người sử dụng lao động biết.
Trường hợp người bị tai nạn lao động đã tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì được giải quyết các chính sách, chế độ liên quan đến người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật này.
Trường hợp người bị tai nạn lao động là người thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết quyền lợi cho người lao động theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 10 Điều 38 của Luật này.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm kiểm tra việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động nhận công việc về làm tại nhà; thực hiện các cam kết trong thỏa thuận với người lao động nhận công việc về làm tại nhà; báo cáo tai nạn lao động xảy ra khi làm việc tại nhà của người lao động cùng với báo cáo chung về tai nạn lao động quy định tại Điều 36 của Luật này.

Như vậy, khi người lao động làm việc tại nhà và xảy ra tai nạn lao động thì sẽ được xử lý như sau:

Nếu xảy ra tai nạn lao động khi làm việc tại nhà, thì người lao động hoặc thân nhân của họ phải báo cáo ngay để người sử dụng lao động biết.

Nếu người bị tai nạn lao động đã tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì được giải quyết các chính sách, chế độ liên quan đến người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định .

Nếu thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết cho người lao động theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 10 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.

Mức lương tối thiểu vùng hiện nay đang áp dụng cho người lao động là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
a) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
...

Theo đó, mức lương tối thiểu vùng hiện nay là:

Mức lương tối thiểu vùng theo tháng:

- Vùng I: 4.680.000 đồng/ tháng.

- Vùng II: 4.160.000 đồng/ tháng.

- Vùng III: 3.640.000 đồng/ tháng.

- Vùng IV: 3.250.000 đồng/ tháng.

Mức lương tối thiểu vùng theo giờ:

- Vùng I: 22.500 đồng/giờ;

- Vùng II: 20.000 đồng/giờ;

- Vùng III: 17.500 đồng/giờ;

- Vùng IV: 15.600 đồng/giờ.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động

Lê Bửu Yến

587 lượt xem
lượt xem
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người lao động bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
15 quy định quan trọng về pháp luật lao động người lao động cần phải biết, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Công ty cho phép nhân viên làm việc tại nhà có phải đáp ứng điều kiện gì không?
Lao động tiền lương
Người lao động ngang nhau phải được trả công ngang nhau có đúng không?
Lao động tiền lương
Mức lương tối thiểu của người lao động hưởng lương khoán là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Bị đuổi việc vì tiết lộ lương, công ty có làm đúng luật không?
Lao động tiền lương
Công ty được phép giữ giấy tờ gốc của người lao động không?
Lao động tiền lương
File Excel tra cứu nhanh mức lương tối thiểu 2024 của người lao động như thế nào?
Lao động tiền lương
Khái niệm người lao động trong Bộ luật Lao động và Luật Việc làm mới nhất khác nhau ra sao?
Lao động tiền lương
Công ty đa quốc gia là gì? Chi nhánh công ty đa quốc gia tại Việt Nam trả lương thấp hơn lương tối thiểu bị xử phạt ra sao?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào