Lòng se điếu là gì? Lòng se điếu làm giả được không? Chuyên viên chính về An toàn thực phẩm yêu cầu trình độ đào tạo gì?
Lòng se điếu là gì? Lòng se điếu làm giả được không?
(1) Lòng se điếu là gì?
Lòng se điếu thực chất chính là ruột non của con heo dày "bất thường", mặt trong cuộn lại thành hai lớp. Nếu nhìn bằng mắt thường, ta có cảm giác như nó đang "se" lại.
Như đã nói, đây là phần ruột non "bất thường", không phải con heo nào cũng có, do đó, nó khó hiếm, thường chỉ xuất hiện ở một số con heo cái già, gầy yếu.
Hiện nay lòng se điếu là một trong những món ăn khá đắt đỏ, được nhiều người săn đón.
(2) Lòng se điếu làm giả được không?
Câu trả lời đáng buồn được.
Vì có giá thành cao, mang lại lợi nhuận khủng, cộng với việc khan hiếm, nên nhiều người đã bất chấp tạo ra lòng se điếu với phương pháp ngâm hóa chất vô cùng độc hại.
Điển hình như họ sẽ ngâm lòng heo bình thường vào dung dịch oxy già, phèn chua hoặc các chất tạo "se" khác, sau đó dùng tay để để tạo hình lòng hai da.
Những phương pháp trên vô cùng nguy hiểm cho bất cứ người tiêu dùng nào nếu tiêu thụ phải nó.
Thông tin trên mang tính chất tham khảo.
Lòng se điếu là gì? Lòng se điếu làm giả được không? (Hình từ Internet)
Chuyên viên chính về An toàn thực phẩm yêu cầu trình độ đào tạo gì?
Căn cứ theo Phụ lục II bản mô tả công việc, khung năng lực vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-BYT hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, có quy định như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | Tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành: Y, Dược, Dinh dưỡng, Thực phẩm, Luật, Y tế công cộng và chuyên ngành khác có liên quan |
Bồi dưỡng, chứng chỉ | - Quản lý hành chính: Chương trình chuyên viên chính - Ngoại ngữ: Theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên chính - Tin học: Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản - Kiến thức khác: Theo yêu cầu của nhiệm vụ được phân công |
Kinh nghiệm | Có tối thiểu 9 năm giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương (trong đó thời gian là chuyên viên về an toàn thực phẩm tối thiểu là 12 tháng). |
Phẩm chất cá nhân | - Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe - Điềm tĩnh, cẩn thận - Khả năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề - Tinh thần trách nhiệm cao, tự giác, chủ động sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, phối hợp công tác tốt - Khả năng đoàn kết nội bộ |
Các yêu cầu khác | - Có khả năng tham mưu, thực hiện, triển khai các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với lĩnh vực An toàn thực phẩm. - Có khả năng đề xuất những chủ trương, xây dựng quy trình nội bộ và giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ An toàn thực phẩm. - Hiểu và vận dụng được các kiến thức chuyên sâu, nâng cao về lĩnh vực An toàn thực phẩm, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tham mưu, đề xuất và thực hiện công việc. - Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực An toàn thực phẩm. - Biết vận dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao, có kỹ năng thuyết trình, giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực. |
Chuyên viên chính về An toàn thực phẩm làm công việc gì?
Căn cứ theo Phụ lục II bản mô tả công việc, khung năng lực vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-BYT hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, có quy định như sau:
Nhiệm vụ, mảng công việc | Công việc cụ thể |
2.1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án | - Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng chiến lược, cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm. - Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về an toàn thực phẩm. |
2.2. Hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản. | Tham gia hướng dẫn về quản lý an toàn thực phẩm: - Hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đề án về quản lý an toàn thực phẩm. - Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý an toàn thực phẩm cho địa phương, doanh nghiệp. |
2.3. Kiểm tra sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản | Kiểm tra, phân tích, đánh giá, báo cáo tổng kết việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về quản lý an toàn thực phẩm; đề xuất chủ trương, biện pháp chấn chỉnh. |
2.4. Thẩm định đề án có liên quan | Tham gia thẩm định các đề tài, đề án, công trình cấp tỉnh, thành phố, cấp bộ, cấp nhà nước về chuyên môn, nghiệp vụ của lĩnh vực an toàn thực phẩm |
2.5. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. | Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công |
2.6. Phối hợp thực hiện. | Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực nhiệm vụ được phân công. |
2.7. Thực hiện chế độ hội họp | Tham dự các cuộc họp hội nghị, hội thảo liên quan đến công tác theo phân công |
2.8. Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân. | Theo đúng kế hoạch công tác của cơ quan, tổ chức và nhiệm vụ được giao. |
2.9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của lãnh đạo cấp trên |

Nguyễn Minh Khôi









