Kỹ năng từ chối là gì? Nội dung đào tạo kỹ năng nghề có cần trong hợp đồng lao động không?

Hiện nay có thể hiểu kỹ năng từ chối là gì? Nội dung đào tạo kỹ năng nghề có cần trong hợp đồng lao động không?

Kỹ năng từ chối là gì?

Theo định nghĩa của “Đại Từ điển tiếng Anh, LongMan” (trang 1379, bản in năm 2003) thì: “Từ chối là nói không với những gì được mời mọc, được cám dỗ”. Còn theo “Từ điển tiếng Việt” thì: “Từ chối là không chịu nhận cái được dành cho hoặc được yêu cầu”. Thí dụ: Từ chối sự giúp đỡ. Từ chối nhiệm vụ”.

Từ chối là một kỹ năng sống quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Khả năng từ chối có thể giúp bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất của mình, xây dựng ranh giới cá nhân, và duy trì mối quan hệ tích cực.

Trong công việc, kỹ năng từ chối còn giúp bạn phát triển sự tự tin. Việc nói không khi cần thiết giúp tăng cường lòng tự tin và lòng tự trọng. Khi từ chối có thể tập trung vào những mục tiêu và ưu tiên quan trọng hơn thay vì lan man vào những yêu cầu không quan trọng.

Kỹ năng từ chối là gì? Nội dung đào tạo kỹ năng nghề có cần trong hợp đồng lao động không? (Hình từ Internet)

Kỹ năng từ chối là gì? Nội dung đào tạo kỹ năng nghề có cần trong hợp đồng lao động không? (Hình từ Internet)

Nội dung đào tạo kỹ năng nghề có cần trong hợp đồng lao động không?

Căn cứ Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
3. Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết.
4. Chính phủ quy định nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Theo đó, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề là một trong những nội dung cần có trong hợp đồng lao động.

Đào tạo nghề nghiệp trang bị cho người lao động những kiến thức kỹ năng gì?

Theo Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.
2. Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.
3. Mô-đun là đơn vị học tập được tích hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp cho người học có năng lực thực hiện trọn vẹn một hoặc một số công việc của một nghề.
4. Tín chỉ là đơn vị dùng để đo lường khối lượng kiến thức, kỹ năng và kết quả học tập đã tích lũy được trong một khoảng thời gian nhất định.
5. Đào tạo chính quy là hình thức đào tạo theo các khóa học tập trung toàn bộ thời gian do cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp) thực hiện để đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.
...

Theo đó, đào tạo nghề nghiệp trang bị cho người lao động trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kỹ năng từ chối

Lê Bửu Yến

lượt xem
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Không có nội dung đào tạo kỹ năng nghề trong hợp đồng lao động được không?
Lao Động Tiền Lương
Cá nhân người sử dụng lao động ép buộc người lao động làm việc để trả nợ bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Người lao động làm việc trong lĩnh vực thể dục thể thao được bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe như thế nào?
Lao động tiền lương
Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật gồm những ai?
Lao động tiền lương
Người lao động bị tai nạn trên đường đi làm thì được hưởng những chế độ nào?
Lao động tiền lương
Trách nhiệm của người lao động trong việc bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân là gì?
Lao động tiền lương
Người lao động sau khi điều trị ổn định do tai nạn lao động thì có được yêu cầu NSDLĐ bố trí công việc phù hợp không?
Lao động tiền lương
Người lao động có được rút lại yêu cầu xin nghỉ việc không?
Lao động tiền lương
Người lao động có quyền từ chối làm việc không?
Lao động tiền lương
Tài khoản 334 phải trả cho người lao động có số dư bên nào theo Thông tư 133?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào