Kiến trúc sư là gì? Cơ hội nghề nghiệp của nghề kiến trúc sư hiện nay như thế nào?

Cho tôi hỏi kiến trúc sư là gì? Cơ hội nghề nghiệp của nghề kiến trúc sư hiện nay như thế nào? Câu hỏi từ chị H.B (Khánh Hòa).

Kiến trúc sư là gì?

Căn cứ Điều 25 Luật Kiến trúc 2019 quy định kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân là kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc không thuộc tổ chức hành nghề kiến trúc, nhân danh cá nhân mình thực hiện các dịch vụ kiến trúc.

Kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân thực hiện dịch vụ kiến trúc theo hợp đồng đã giao kết với tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Kiến trúc sư chính là người tạo ra sản phẩm kiến trúc nhằm hiện thực hóa những nhu cầu về không gian của con người thông qua các bản vẽ thiết kế công trình. Từ đó tạo nên một thiết kế tổng thể mang kiến trúc mới lạ, đẹp mắt và an toàn tại một khu vực nhất định nào đó (khu dân cư, khu công nghiệp, cảnh quan đô thị).

Đồng thời họ cũng chịu trách nhiệm giám sát và theo dõi quá trình xây dựng công trình, đảm bảo công trình được thực hiện theo đúng bản vẽ, kế hoạch đã đặt ra.

Khi thiết kế kiến trúc sư phải dựa trên cơ sở các giải pháp về công năng, kỹ thuật và tính thẩm mỹ để tạo nên các công trình với kiến trúc tổng thể mới lạ, đẹp mắt và phù hợp với cảnh quan xung quanh.

Bên cạnh đó, kiến trúc sư còn đưa ra các dự báo về xu hướng cách tân và phát triển của các công trình xây dựng hay thiết kế quy hoạch vùng, khu dân cư, khu công nghiệp và cảnh quan đô thị. Họ cũng cung cấp giải pháp kiến trúc cho những khách hàng có nhu cầu xây dựng thuộc các lĩnh vực khác nhau.

Kiến trúc sư phải vận dụng chất xám, sự sáng tạo và đôi tay tài hoa để thiết kế nên những công trình đáp ứng được nhu cầu sử dụng và tính thẩm mỹ. Họ sẽ chuyển đổi nhu cầu sử dụng của khách hàng vào các bản vẽ cho những dự án mới hoặc cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các dự án cũ theo yêu cầu của khách hàng.

Kiến trúc sư là gì? Cơ hội nghề nghiệp của nghề kiến trúc sư hiện nay như thế nào?

Kiến trúc sư là gì? Cơ hội nghề nghiệp của nghề kiến trúc sư hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)

Cơ hội nghề nghiệp của nghề kiến trúc sư hiện nay như thế nào?

Kiến trúc cho đến thời điểm này vẫn là ngành học nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các bạn trẻ. Đây có thể xem là một ngành có nhu cầu cao của xã hội.

Trong khoảng 10 năm tới, việc làm ngành kiến trúc được dự đoán sẽ tăng tưởng khoảng 4%.Tỷ lệ này thấp hơn mức tăng trưởng trung bình của các ngành nghề khác nhưng vẫn sẽ tạo ra không ít việc làm chất lượng cho các kiến trúc sư có đủ năng lực và kinh nghiệm.

Ngành Kiến trúc dự kiến phải cần thiết để lập kế hoạch và thiết kế cho việc xây dựng và cải tạo nhà cửa, văn phòng, cửa hàng bán lẻ và các cấu trúc khác. Nhiều trường học dự kiến sẽ xây dựng các cơ sở mới hoặc cải tạo lại những cơ sở hiện tại. Ngoài ra; nhu cầu dự kiến sẽ có nhiều cơ sở chăm sóc sức khỏe hơn khi dân số trẻ bùng nổ và ngày càng nhiều người muốn sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Không dừng lại ở đó; nhu cầu về "thiết kế xanh"- hay còn được gọi là thiết kế bền vững; dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Kiến trúc sự cần thiết để thiết kế các tòa nhà và công trình sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên như: nước, ánh sáng, giảm thiểu chất thải và ô nhiễm, tăng cao tính thân thiện với môi trường.

Với một số lượng lớn sinh viên tốt nghiệp ngành kiến trúc mỗi năm, sự cạnh tranh đối với các vị trí thực tập và làm việc chính thức là không thể tránh khỏi. Công việc của kiến trúc sư cũng phụ thuộc chặt chẽ vào hoạt động của ngành xây dựng. Vì thế mà những sinh viên mới ra trường đôi khi sẽ phải trải qua giai đoạn tìm việc tương đối dài khi mà nhu cầu xây dựng các dự án mới chững lại hoặc toàn ngành xây dựng tăng trưởng chậm.

Kiến trúc sư làm việc trong các công ty, doanh nghiệp sau một quá trình làm việc và tích lũy kinh nghiệm có thể được thăng chức trở thành Trưởng nhóm thiết kế, Giám đốc thiết kế hay Giám đốc thiết kế sáng tạo. Đây chính là cơ hội để họ thử thách mình trong một vai trò mới cũng như nâng cao thu nhập cho bản thân. Ngoài ra, họ cũng có thể suy nghĩ tới việc mở một công ty thiết kế riêng và tự mình làm chủ.

Đối với những kiến trúc sư tự do thì cách thức duy nhất để nâng cao thu nhập là nhận thêm nhiều dự án thiết kế mới; đồng thời, trau dồi kiến thức, kỹ năng cần thiết để rút ngắn thời gian làm việc mà vẫn đảm bảo chất lượng của bản thiết kế.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiến trúc sư

Phan Thị Huyền Trân

2138 lượt xem
lượt xem
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có nghĩa vụ giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng công trình không?
Lao động tiền lương
Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có nghĩa vụ gì?
Lao động tiền lương
Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không?
Lao động tiền lương
Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền gì?
Lao động tiền lương
Phát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư hành nghề có bao gồm việc tham gia các hoạt động viết lách không?
Lao động tiền lương
Tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư có trách nhiệm gì?
Lao động tiền lương
Thủ tục ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề như nào?
Lao động tiền lương
Kiến trúc sư có quyền từ chối thực hiện yêu cầu của chủ đầu tư công trình xây dựng không?
Lao động tiền lương
Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền từ chối trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề gồm nội dung cơ bản nào?
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiến trúc sư Kiến trúc sư là gì Cơ hội nghề nghiệp Kiến trúc Ngành kiến trúc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào