Giá trị thặng dư siêu ngạch là gì, tại sao nói giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư tương đối?
Giá trị thặng dư siêu ngạch là gì, tại sao nói giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư tương đối?
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời gian lao động tất yếu; do đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lao động không thay đổi hoặc thậm chí rút ngắn.
Trong thực tế, việc cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động diễn ra trước hết ở một hoặc vài xí nghiệp riêng biệt, làm cho hàng hoá do các xí nghiệp ấy sản xuất ra có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội, và do đó, sẽ thu được một số giá trị thặng dư trội hơn so với các xí nghiệp khác. Phần giá trị thặng dư trội hơn đó là giá trị thặng dư siêu ngạch.
Xét từng trường hợp đơn vị sản xuất cá biệt, giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời, xuất hiện rồi mất đi, nhưng xét toàn bộ xã hội tư bản thì giá trị thặng dư siêu ngạch lại là hiện tượng tồn tại thường xuyên.
Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản ra sức cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động. Hoạt động riêng lẻ đó của từng nhà tư bản đã dẫn đến kết quả làm tăng năng suất lao động xã hội, hình thành giá trị thặng dư tương đối, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Vì vậy, giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.
Trong thực tiễn lịch sử phát triển kinh tế thị trường trên thế giới, giai cấp các nhà tư bản đã thực hiện những cuộc cách mạng lớn về sản xuất để không ngừng nâng cao năng suất lao động.
Đó là cách mạng về tổ chức, quản lý lao động thông qua thực hiện hiệp tác giản đơn, cách mạng về sức lao động thông qua thực hiện hiệp tác có phân công và cách mạng về tư liệu lao động thông qua sự hình thành phát triển của nền đại công nghiệp.
Sự hình thành và phát triển của nền đại công nghiệp thông qua cách mạng công nghiệp đã mở ra những điều kiện mới cho phát triển khoa học và công nghệ thúc đẩy sản xuất nói chung và sản xuất giá trị thặng dư phát triển nhanh.
Cùng với toàn cầu hóa kinh tế, khoa học và công nghệ ngày càng trở thành nhân tố quan trọng của sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường trên thế giới hiện nay.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Giá trị thặng dư siêu ngạch là gì, tại sao nói giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư tương đối? (Hình từ Internet)
Chính sách của Nhà nước với người làm việc không có quan hệ lao động thế nào?
Theo Điều 4 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Chính sách của Nhà nước về lao động
1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
3. Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.
4. Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
5. Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.
6. Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
7. Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.
Theo đó Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người làm việc không có quan hệ lao động, áp dụng một số quy định của Bộ luật Lao động 2019 đối với người làm việc không có quan hệ lao động.
Hiện nay pháp luật hướng tới xây dựng quan hệ lao động như thế nào?
Theo Điều 7 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì thực hiện việc xây dựng quan hệ lao động như sau:
- Quan hệ lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
- Người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và người lao động, tổ chức đại diện người lao động xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định với sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Công đoàn tham gia cùng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; giám sát việc thi hành quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động khác được thành lập theo quy định của pháp luật có vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

Phạm Đại Phước









