Drag queen là gì? Lao động chuyển đổi giới tính có được hưởng chế độ thai sản hay không?

Hiện nay thuật ngữ Drag queen là gì? Lao động chuyển đổi giới tính có được hưởng chế độ thai sản hay không?

Drag queen là gì?

Hiện nay thuật ngữ Drag Queen được hiểu là dành cho những người ăn mặc hoán giới thành nữ, đi kèm với đó là lối trang điểm dày và đậm với mục đích để biểu diễn và giải trí. Drag được xem là một nét văn hóa độc đáo, xu hướng dành cho tất cả mọi người, đặc biệt Drag Queen còn đi cùng với sự phát triển lịch sử cộng đồng.

Phong cách hoá trang của Drag Queen đang là một xu hướng rất đặc sắc để bất kỳ ai cũng thể hiện được cá tính, sự phóng khoáng và đặc biệt là phong cách thời trang táo bạo của mình.

Bên cạnh đó, Drag Queen còn là một loại hình nghệ thuật trình diễn rất phổ biến trong cộng đồng LGBT+ trên thế giới. Sân khấu của Drag Queen trở thành “thánh địa” để người biểu diễn thách thức khuôn mẫu giới tính cứng nhắc cũng như khám phá bản thân mình. Không nhất thiết phải thuộc cộng đồng LGBT+, bất kì cá nhân nào cũng có thể trở thành Drag Queen và không có giới hạn cho những điều họ thể hiện.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Drag queen là gì? Lao động chuyển đổi giới tính có được hưởng chế độ thai sản hay không?

Drag queen là gì? Lao động chuyển đổi giới tính có được hưởng chế độ thai sản hay không? (Hình từ Internet)

Lao động chuyển đổi giới tính có được hưởng chế độ thai sản hay không?

Theo Điều 10 Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính có đề cập về quyền lợi mà người này được hưởng, trong đó có những quyền lợi về lao động, cụ thể như sau:

- Được hưởng các chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và quy định của pháp luật khác có liên quan phù hợp với giới tính đã chuyển đổi.

- Được bảo đảm quyền học tập, lao động và hòa nhập gia đình, xã hội theo giới tính đã được công nhận.

Đồng thời, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các bộ có liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định để bảo đảm người chuyển đổi giới tính không bị kỳ thị, phân biệt đối xử trong học tập, lao động, chỉnh sửa các giấy tờ đã được cấp và không bị buộc thôi việc, buộc nghỉ học vì chuyển đổi giới tính.

Như vậy, dù hiện nay chưa có quy định về quyền lợi của người lao động chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên nếu Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính này được thông qua sẽ dẫn đến nhiều thay đổi trong Bộ luật Lao động 2019 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 hiện hành trong đó sẽ có sự điều chỉnh về chế độ thai sản phù hợp nhất dành cho người lao động đã chuyển đổi giới tính.

Còn hiệu nay Luật Bảo hiểm xã hội 2014Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đang áp dụng chế độ thai sản theo giới tính sinh học của người hưởng các chế độ thai sản.

Một số nguy cơ sức khỏe ở người LGBT theo hướng dẫn Bộ Y tế?

Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục Tư vấn bản dạng giới và xu hướng tính dục ban hành kèm theo Quyết định 3261/QĐ-BYT năm 2024 tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - nội dung Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành như sau:

5. Một số nguy cơ sức khỏe ở người LGBT
- Một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở người LGBT cần chú ý:
+ Nguy cơ trầm cảm và lo lắng cao hơn người dị tính
+ Nguy cơ nghiện chất và tự tử cao hơn người dị tính
+ Nguy cơ mắc bệnh LTQĐTD, HIV/AIDS
+ Nguy cơ là nạn nhân của kỳ thị, bạo lực và phân biệt đối xử
- Thực tế, có những người khi đến các cơ sở y tế đã không cho biết về xu hướng tính dục của họ. Do đó, người cung cấp dịch vụ cần lưu ý để biết và hỗ trợ cho những người LGBT trước các nguy cơ sức khỏe.
- Người cung cấp dịch vụ cần nhận thức những định kiến về xu hướng tính dục; truyền thông về xu hướng tính dục trung thực, chính xác, dựa trên bằng chứng nhằm giảm phân biệt đối xử và hậu quả tâm lý cho người LGBT.

Theo đó, có nêu một số nguy cơ sức khỏe ở người LGBT cần chú ý như sau:

+ Nguy cơ trầm cảm và lo lắng cao hơn người dị tính

+ Nguy cơ nghiện chất và tự tử cao hơn người dị tính

+ Nguy cơ mắc bệnh LTQĐTD, HIV/AIDS

+ Nguy cơ là nạn nhân của kỳ thị, bạo lực và phân biệt đối xử

- Thực tế, có những người khi đến các cơ sở y tế đã không cho biết về xu hướng tỉnh dục của họ. Do đó, người cung cấp dịch vụ cần lưu ý để biết vả hỗ trợ cho những người LGBT trước các nguy cơ sức khỏe.

- Người cung cấp dịch vụ cần nhận thức những định kiến về xu hướng tính dục; truyền thông về xu hướng tính dục trung thực, chính xác, dựa trên bằng chứng nhằm giảm phân biệt đối xử và hậu quả tâm lý cho người LGBT.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Drag queen

Lê Bửu Yến

lượt xem
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Cá nhân người sử dụng lao động ép buộc người lao động làm việc để trả nợ bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Người lao động làm việc trong lĩnh vực thể dục thể thao được bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe như thế nào?
Lao động tiền lương
Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật gồm những ai?
Lao động tiền lương
Người lao động bị tai nạn trên đường đi làm thì được hưởng những chế độ nào?
Lao động tiền lương
Trách nhiệm của người lao động trong việc bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân là gì?
Lao động tiền lương
Người lao động sau khi điều trị ổn định do tai nạn lao động thì có được yêu cầu NSDLĐ bố trí công việc phù hợp không?
Lao động tiền lương
Người lao động có được rút lại yêu cầu xin nghỉ việc không?
Lao động tiền lương
Người lao động có quyền từ chối làm việc không?
Lao động tiền lương
Tài khoản 334 phải trả cho người lao động có số dư bên nào theo Thông tư 133?
Lao động tiền lương
NLĐ có được thỏa thuận để nhận việc về làm tại nhà không?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào