Độc quyền là gì, nguyên nhân hình thành độc quyền kinh tế chính trị thế nào? Điều chỉnh dựa trên kinh tế đối với mức lương tối thiểu đúng không?

Độc quyền là gì, phân tích các nguyên nhân hình thành độc quyền là gì? Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên kinh tế đúng không? Trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng bị xử phạt thế nào?

Độc quyền là gì, nguyên nhân hình thành độc quyền kinh tế chính trị thế nào?

Độc quyền là sự liên minh giữa các danh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm việc sản xuất và thâu tóm một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giả cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao

Trong nền kinh tế thị trường, độc quyền có thể được hình thành một cách tự nhiên, cũng có thể được hình thành bởi ý chí của nhà nước tạo ra các tổ chức độc quyền.

* Nguyên nhân hình thành độc quyền

Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trong nền kinh tế thị trường các nước tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện các tổ chức độc quyền. Các tổ chức độc quyền xuất hiện do những nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất thúc đẩy các tổ chức độc quyền.

Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật, đòi hỏi các doanh nghiệp phải ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh. Điều đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phối cô vốn lớn mà tăng doanh nghiệp khô đáp ứng được. Vì vậy, các doanh nghiệp phải đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các doanh nghiệp quy mô lớn.

Cuối thế kỷ XIX, những thành tựu khoa học kỹ thuật mới xuất hiện như là luyện kim mới; các máy móc mới ra đời, như: động cơ điêzen, máy phát điện, phát triển những phương tiện vận tải mới, như: xe hơi, tàu hỏa... Những thành tựu khoa học kỹ thuật mới xuất hiện này, một mặt làm xuất hiện những ngành sản xuất mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải có quy mô lớn; mặt khác thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích lũy, tích tụ và tập trung sản xuất, thức đẩy phát triển sản xuất quy mô lớn.

Trong điều kiện phát triển của khoa học kỹ thuật, cùng với sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường, các quy luật giá trị thăng dư, quy luật tích lũy, tích tụ, tập trung sản xuất ... ngày càng mạnh mẽ, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn.

Hai là, do cạnh tranh.

Cạnh tranh gay gắt làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản hàng loạt, còn các doanh nghiệp lớn tồn tại được, nhưng cũng đã bị suy yếu, để tiếp tục phát triển họ phải tăng cường tích tụ, tập trung sản xuất, liên kết với nhau thành các doanh nghiệp với quy mô ngày càng to lớn hơn. V.ILênin khẳng định: "... tự do cạnh tranh để ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển đến mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền".

Ba là, do khủng hoảng sự phát triển của hệ thống tín dụng.

Cuộc khủng hoảng kinh tế lớn năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa làm phá sản hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp lớn tồn tại, nhưng để tiếp tục phát triển được, họ phải thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn.

Sự phát triển của hệ thống tín dụng trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành, phát triển các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền. Khi các tổ chức độc quyền xuất hiện các tổ chức độc quyền có thể ấn định giá cả độc quyền mua, độc quyền bán để thu lợi nhuận độc quyền cao.

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Độc quyền là gì, nguyên nhân hình thành độc quyền kinh tế chính trị thế nào? Điều chỉnh dựa trên kinh tế đối với mức lương tối thiểu đúng không?

Độc quyền là gì, nguyên nhân hình thành độc quyền kinh tế chính trị thế nào? (Hình từ Internet)

Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên kinh tế đúng không?

Theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Theo quy định trên mức lương tối thiểu có thể sẽ được điều chỉnh dựa trên tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra còn dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Công ty trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:

Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi không trả hoặc trả không đủ cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, tùy vào số lượng người lao động bị trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mà người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 20 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm và từ 40 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.

Ngoài việc bị phạt tiền, người sử dụng lao động còn buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền trả thiếu cho người lao động. Mức lãi suất sẽ được tính theo mức lãi tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm doanh nghiệp bị xử phạt.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Độc quyền là gì

Phạm Đại Phước

lượt xem
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mức lương tối thiểu vùng 2025 tỉnh Kiên Giang được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Bảng lương tối thiểu năm 2025 của 63 tỉnh, thành phố mới nhất?
Lao động tiền lương
Mức lương tối thiểu vùng tỉnh Khánh Hòa năm 2025 là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Tỉnh nào của nước ta có ba mặt giáp biển? Tỉnh này có mức lương tối thiểu bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Diện tích Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu? Diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có ảnh hưởng đến người lao động hay không?
Lao động tiền lương
Mức lương tối thiểu của người lao động hưởng lương khoán là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Tỉnh Tây Nguyên nào sẽ là thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2050? Mức lương tối thiểu ở đây bao nhiêu?
Lao động tiền lương
SDGs có bao nhiêu mục tiêu? Lương tối thiểu của người lao động có được điều chỉnh dựa trên kinh tế không?
Lao động tiền lương
File Excel tra cứu nhanh mức lương tối thiểu mới nhất của người lao động như thế nào?
Lao động tiền lương
Công ty đa quốc gia là gì? Chi nhánh công ty đa quốc gia tại Việt Nam trả lương thấp hơn lương tối thiểu bị xử phạt ra sao?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào