Chứng chỉ CMA và chứng chỉ CIMA khác nhau như thế nào?

So sánh giữa chứng chỉ Kế toán Quản trị Hoa Kỳ (U.S. CMA) và CIMA sẽ giúp mọi người có nhiều đánh giá trực quan hơn về 2 loại chứng chỉ này

Chứng chỉ CMA và CIMA khác nhau như thế nào?

Chứng chỉ CMA và CIMA đều là chứng chỉ hành nghề kế toán quốc tế. Tuy nhiên mỗi chứng chỉ có chuyên môn và nhiều điểm khác nhau, cụ thể:

Chứng chỉ

U.S. CMA

CIMA

Tên chứng chỉ

Certified Management Accounting

Chartered Institute of Management Accountants

Năm thành lập

1919

1919

Đơn vị thành lập

Hiệp hội Kế toán quản trị Hoa Kỳ IMA

Quản lý và kiểm soát bởi Viện Kế toán Quản trị Chartered (CIMA), Vương quốc Anh

Phạm vi được công nhận

IMA là tổ chức nghề nghiệp hàng đầu và quy mô lớn nhất tại Hoa Kỳ và được công nhận tại hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

CIMA có tầm ảnh hưởng toàn cầu cao hơn và được công nhận rộng rãi ở hầu hết các quốc gia, mặc dù sự nhận thức về nó có thể thấp ở Mỹ, nhưng lại cao ở Anh và các quốc gia thành viên của Khối Thịnh Vượng Chung.

Hiện tại CIMA đang hiện diện tại hơn 188 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Số lượng hội viên

CMA Hoa Kỳ hiện có khoảng 140.000 hội viên, và tiếp tục gia tăng với mức trung bình khoảng 4.000 thành viên mỗi năm trên toàn thế giới.

Ở Việt Nam, có khoảng 1.000 hội viên CMA.

Hiệp hội Kế toán Quản trị Công chứng Anh Quốc cho biết hiện tại CIMA có hơn 698.000 thành viên và hội viên.

Chức danh

Certified Management Accountant

Chartered Institute of Management Accountants

Nội dung – lĩnh vực

Kế toán quản trị, Phân tích và Quản lý rủi ro tài chính

Kế toán quản lý

Thời hạn chứng chỉ

Vĩnh viễn

Vĩnh viễn

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Chứng chỉ CMA và chứng chỉ CIMA khác nhau như thế nào?

Chứng chỉ CMA và chứng chỉ CIMA khác nhau như thế nào? (Hình từ Internet)

Cho cá nhân cơ quan tổ chức khác mượn chứng chỉ kế toán viên có được không?

Theo Điều 13 Luật kế toán 2015 quy định:

Các hành vi bị nghiêm cấm
...
7. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ, trừ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu.
8. Bố trí hoặc thuê người làm kế toán, người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 51 và Điều 54 của Luật này.
9. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ kế toán viên, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán dưới mọi hình thức.
10. Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên hoặc cung cấp, công bố các báo cáo tài chính có số liệu không đồng nhất trong cùng một kỳ kế toán.
11. Kinh doanh dịch vụ kế toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hành nghề dịch vụ kế toán khi không bảo đảm điều kiện quy định của Luật này.
12. Sử dụng cụm từ “dịch vụ kế toán” trong tên gọi của doanh nghiệp nếu đã quá 06 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà vẫn không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc doanh nghiệp đã chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán.
13. Thuê cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện hành nghề, điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị mình.
14. Kế toán viên hành nghề và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán thông đồng, móc nối với khách hàng để cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.
15. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kế toán.

Theo đó không được cho cá nhân cơ quan tổ chức mượn chứng chỉ kế toán viên dưới mọi hình thức.

Cho mượn chứng chỉ kế toán viên bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điều 21 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định:

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Chứng chỉ kế toán viên, Chứng chỉ kiểm toán viên
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung Chứng chỉ kế toán viên;
b) Cho tổ chức, cá nhân khác ngoài đơn vị mình đang làm việc thuê, mượn, sử dụng Chứng chỉ kế toán viên, Chứng chỉ kiểm toán viên của mình để đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hoặc đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán tại đơn vị nơi mình thực tế không làm việc theo hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thuê, mượn, sử dụng Chứng chỉ kế toán viên, Chứng chỉ kiểm toán viên của người không làm việc hoặc làm việc theo hợp đồng lao động không đảm bảo là làm toàn bộ thời gian tại đơn vị mình để đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo Chứng chỉ kế toán viên.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với kế toán viên hành nghề thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Theo đó hành vi cá nhân cho tổ chức, cá nhân khác ngoài đơn vị mình đang làm việc mượn chứng chỉ kế toán viên của mình để đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hoặc đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán tại đơn vị nơi mình thực tế không làm việc theo hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian sẽ bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng.

Đồng thời, tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với kế toán viên hành nghề thực hiện hành vi vi phạm trên.

Bên cạnh đó, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chứng chỉ CMA

Lê Bửu Yến

lượt xem
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Kế toán viên chính là ai? Hệ số lương của ngạch kế toán viên chính được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Cho cá nhân cơ quan tổ chức khác mượn chứng chỉ kế toán viên có được không?
Lao động tiền lương
Hồ sơ dự thi lại chứng chỉ kế toán viên bao gồm những giấy tờ gì?
Lao động tiền lương
Người dự thi lấy chứng chỉ kế toán viên được rút ngắn thời gian công tác thực tế?
Lao động tiền lương
Mẫu phiếu đăng ký dự thi kế toán viên mới nhất được quy định ra sao?
Lao động tiền lương
Có bị thu hồi chứng chỉ kế toán viên khi kê khai không trung thực về thời gian làm việc không?
Lao động tiền lương
Có được dự thi lấy chứng chỉ kế toán viên nếu tốt nghiệp cao đẳng hay không?
Lao động tiền lương
Muốn dự thi lấy chứng chỉ kế toán viên cá nhân cần đáp ứng điều kiện nào?
Lao động tiền lương
Số giờ cập nhật kiến thức hàng năm của kế toán viên được tính cộng dồn không?
Lao động tiền lương
Giảng viên tham gia giảng dạy cập nhật kiến thức cho kế toán viên cần đáp ứng điều kiện gì?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào