Chủ nghĩa duy vật siêu hình là gì, ví dụ về chủ nghĩa duy vật siêu hình? Phân biệt người lao động do khác biệt về chính kiến được không?

Chủ nghĩa duy vật siêu hình là gì, nêu các ví dụ về chủ nghĩa duy vật siêu hình trong thực tế? Doanh nghiệp phân biệt người lao động do khác biệt về chính kiến có được không?

Chủ nghĩa duy vật siêu hình là gì, ví dụ về chủ nghĩa duy vật siêu hình?

Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy vật, thể hiện khá rõ ở các nhà triết học thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII và đỉnh cao vào thế kỷ thứ XVII, XVIII.

Đây là thời kỳ mà cơ học cổ điển thu được những thành tựu rực rỡ nên trong 6 khi tiếp tục phát triển quan điểm chủ nghĩa duy vật thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc - phương pháp nhìn thế giới như một cỗ máy khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trong trạng thái biệt lập và tĩnh tại.

Tuy không phản ánh đúng hiện thực nhưng chủ nghĩa duy vật siêu hình cũng đã góp phần không nhỏ vào việc chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo, điển hình là thời kỳ chuyển tiếp từ đêm trường trung cổ sang thời phục hưng.

Ví dụ về chủ nghĩa duy vật siêu hình:

- Triết học của Francis Bacon: Ông nhấn mạnh vai trò của kinh nghiệm và thực nghiệm trong việc hiểu thế giới tự nhiên. Ông coi vật chất như một thực thể tĩnh, không có sự vận động nội tại.

- Triết học của Newton: Trong lý thuyết cơ học cổ điển của Newton, thế giới được xem như một cỗ máy khổng lồ hoạt động theo các quy luật cố định. Sự vận động của vũ trụ bị coi là biến đổi từ bên ngoài chứ không phải sự vận động tự thân của vật chất.

- Triết học của những nhà Duy vật thế kỷ XVIII: Một số nhà duy vật trong thời kỳ này ví dụ như Julien Offray de La Mettrie đã áp dụng tư duy máy móc để lý giải về con người và xã hội. Ông coi con người như những cỗ máy và bỏ qua yếu tố vận động và phát triển nội tại.

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Chủ nghĩa duy vật siêu hình là gì, ví dụ về chủ nghĩa duy vật siêu hình? Phân biệt người lao động do khác biệt về chính kiến được không?

Chủ nghĩa duy vật siêu hình là gì, ví dụ về chủ nghĩa duy vật siêu hình? (Hình từ Internet)

Phân biệt người lao động do khác biệt về chính kiến được không?

Theo Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

...
5. Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.
6. Người làm việc không có quan hệ lao động là người làm việc không trên cơ sở thuê mướn bằng hợp đồng lao động.
7. Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ.
8. Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.
Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử.
9. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.

Theo đó hành vi phân biệt loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chính kiến làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp là hành vi phân biệt đối xử trong lao động.

Ngoài ra theo Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 quy định hành vi phân biệt đối xử trong lao động là một trong các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động.

Như vậy doanh nghiệp không được phân biệt đối xử với người lao động do khác biệt về chính kiến.

Hiện nay quyền và nghĩa vụ của người lao động trong quan hệ lao động ra sao?

Theo Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:

- Người lao động có các quyền sau đây:

+ Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

+ Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

+ Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

+ Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Đình công;

+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

- Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

+ Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;

+ Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;

+ Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chủ nghĩa duy vật siêu hình

Phạm Đại Phước

lượt xem
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động làm việc trong lĩnh vực thể dục thể thao được bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe như thế nào?
Lao động tiền lương
Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật gồm những ai?
Lao động tiền lương
Người lao động bị tai nạn trên đường đi làm thì được hưởng những chế độ nào?
Lao động tiền lương
Trách nhiệm của người lao động trong việc bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân là gì?
Lao động tiền lương
Người lao động sau khi điều trị ổn định do tai nạn lao động thì có được yêu cầu NSDLĐ bố trí công việc phù hợp không?
Lao động tiền lương
Người lao động có được rút lại yêu cầu xin nghỉ việc không?
Lao động tiền lương
Người lao động có quyền từ chối làm việc không?
Lao động tiền lương
Tài khoản 334 phải trả cho người lao động có số dư bên nào theo Thông tư 133?
Lao động tiền lương
NLĐ có được thỏa thuận để nhận việc về làm tại nhà không?
Lao động tiền lương
Người lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm sản xuất trong lĩnh vực nào?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào