Cách tra cứu bản đồ sao cá nhân nhanh và chính xác nhất? Bản đồ sao có định hướng công việc không?
Cách tra cứu bản đồ sao cá nhân nhanh và chính xác nhất?
Tham khảo cách tra cứu bản đồ sao cá nhân nhanh và chính xác nhất như sau:
1. Chuẩn bị thông tin cá nhân
Ngày/tháng/năm sinh
Giờ sinh chính xác (càng chính xác càng tốt)
Nơi sinh (tỉnh/thành phố)
2. Truy cập website uy tín
Một số trang web miễn phí và phổ biến:
https://astro.com
https://astro-seek.com
https://cafeastrology.com
https://chicchiemtinh.com
3. Nhập thông tin và xem kết quả
Chọn mục "Birth Chart" hoặc "Natal Chart" (Bản đồ sao cá nhân).
Nhập đầy đủ thông tin:
- Họ tên (có thể bỏ qua).
- Ngày sinh, giờ sinh, nơi sinh.
- Nhấn "Create Chart" hoặc "Generate Horoscope" để tạo bản đồ sao.
Lưu ý:
Nếu không biết giờ sinh chính xác, có thể chọn 12:00 trưa nhưng kết quả sẽ kém chính xác hơn.
Nên sử dụng 2-3 trang web khác nhau để so sánh kết quả và có cái nhìn chính xác hơn.
>> Bản đồ sao cá nhân là gì? Cách tự lập bản đồ sao cá nhân?
Cách tra cứu bản đồ sao cá nhân nhanh và chính xác nhất? Bản đồ sao có định hướng công việc không? (Hình từ Internet)
Bản đồ sao có định hướng công việc không?
Bản đồ sao có thể định hướng công việc như sau:
- Nhà 10 (Midheaven – MC): Là nhà đại diện cho sự nghiệp, danh tiếng và địa vị xã hội.
- Nhà 2 và nhà 6: Ảnh hưởng đến tài chính cá nhân và công việc hàng ngày.
- Các hành tinh như Sao Thổ, Sao Hỏa, Sao Thủy: Liên quan đến cách giao tiếp, tính kỷ luật, cách đối mặt với thử thách.
- Cung hoàng đạo của các nhà và hành tinh: Gợi ý ngành nghề phù hợp và phong cách làm việc, cách thích ứng với công việc.
Lưu ý tất cả các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Công ty có được hỏi thông tin về bản đồ sao khi phỏng vấn không?
Hiện nay Bộ luật Lao động 2019 không có quy định về việc nhà tuyển dụng hỏi các vấn đề về bản đồ sao trong phỏng vấn lao động.
Thường thì các công ty sẽ tập trung vào kiểm tra kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, khả năng giải quyết vấn đề và tính cách của ứng viên. Tuy nhiên, có một số công ty hoặc ngành nghề cụ thể có thể yêu cầu kiểm tra, hoặc các phương pháp đo lường tâm lý khác để đánh giá sự phù hợp của ứng viên.
Do đó, nhà tuyển dụng có quyền hỏi các vấn đề liên quan đến bản đồ sao vấn nếu cảm thấy có nhu cầu thêm thông tin. Tuy nhiên, nếu công ty chỉ dựa vào kết quả này để quyết định tuyển dụng thì có thể vi phạm pháp luật do có hành vi phân biệt đối xử, cụ thể:
Căn cứ khoản 8 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 có giải thích về phân biệt đối xử trong lao động như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động là tổ chức được thành lập hợp pháp, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
5. Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.
6. Người làm việc không có quan hệ lao động là người làm việc không trên cơ sở thuê mướn bằng hợp đồng lao động.
7. Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ.
8. Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.
Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử.
Như vậy, công ty chỉ tuyển những lao động có bản đồ sao tốt, phù hợp được xem là phân biệt đối xử trong lao động và có thể bị xử phạt theo quy định pháp luật.

Lê Long Triều