Cách cố định cột trong Excel đơn giản nhất?
Khi nào cần cố định cột trong Excel?
- Cố định cột khi bảng dữ liệu lớn: Khi có một bảng tính chứa rất nhiều dòng và cột, đôi khi việc cuộn xuống hoặc sang phải sẽ làm mất đi các thông tin quan trọng nằm ở đầu bảng, như tiêu đề cột. Trong trường hợp này, cố định các cột này giúp cho việc theo dõi mà không cần phải cuộn lại về đầu bảng.
- Xử lý bảng tính với nhiều tiêu đề: Nếu bảng dữ liệu có các tiêu đề phân chia theo nhiều cột hoặc các mục dữ liệu quan trọng ở đầu mỗi cột, việc cố định cột tiêu đề giúp cho việc khi cuộn xuống hoặc sang phải vẫn sẽ thấy rõ tên các cột mà không bị nhầm lẫn với các giá trị bên dưới.
- Khi sử dụng nhiều bảng dữ liệu trong một trang tính: Đối với các trường hợp phải làm việc với nhiều bảng trong một trang tính, việc cố định cột giúp liên kết giữa các bảng và đảm bảo dữ liệu không bị nhầm lẫn khi cuộn lên, xuống hoặc sang phải.
- Khi làm việc với bảng dữ liệu có các cột mô tả dài:Đối với các bảng có cột mô tả dài, có thể là các tên sản phẩm, mô tả dịch vụ hoặc tên khách hàng. Việc cố định cột giúp cho việc dễ theo dõi và làm việc mà không bị mất mối liên kết với các mô tả dài.
- Giữ cố định các thông tin quan trọng khi thao tác với dữ liệu: Trong nhiều trường hợp, các cột chứa thông tin quan trọng như ID, mã sản phẩm, hoặc tên khách hàng sẽ cần được giữ cố định để có thể dễ dàng so sánh hoặc xử lý dữ liệu. Việc cố định những cột này giúp cho việc dễ nhìn và dễ dàng thao tác mà không bị mất đi các thông tin này trong quá trình làm việc.
Cách cố định cột trong Excel đơn giản nhất? (Hình từ Internet)
Cách cố định cột trong Excel đơn giản nhất?
Các bước để cố định cột trong Excel như sau:
Cách 1:
Bước 1: Mở file Excel cần thao tác.
Bước 2: Chọn ô đầu tiên ở ngay bên phải cột bạn muốn cố định.
Bước 3: Vào thẻ View → chọn Freeze Panes → chọn Freeze Panes lần nữa.
Cách 2:
Cố định cột trong Excel bằng phím tắt:
Ta có thể cố định cột bằng tổ hợp phím: Alt → W → F → F. Chỉ cần chọn ô cần cố định (thường là ngay dưới dòng tiêu đề hoặc bên phải cột muốn khóa), sau đó lần lượt nhấn các phím Alt, W, F, F.
Tin học cơ bản có phải là môn bắt buộc khi dự thi nâng ngạch hay không?
Căn cứ theo quy định khoản 1 Điều 37 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức, nội dung và thời gian thi nâng ngạch
Thi nâng ngạch công chức được thực hiện như sau:
1. Môn kiến thức chung:
a) Hình thức thi: Thi trắc nghiệm;
b) Nội dung thi: 60 câu hỏi về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ; chức trách, nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của ngạch dự thi;
c) Thời gian thi: 60 phút.
2. Môn ngoại ngữ:
a) Hình thức thi: Thi trắc nghiệm;
b) Nội dung thi: 30 câu hỏi về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc theo yêu cầu của ngạch dự thi do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch quyết định;
c) Thời gian thi: 30 phút.
3. Môn tin học:
a) Hình thức thi: Thi trắc nghiệm;
b) Nội dung thi: 30 câu hỏi theo yêu cầu của ngạch dự thi;
c) Thời gian thi: 30 phút.
4. Môn chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Đối với nâng ngạch lên ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương: Thi viết đề án, thời gian tối đa 08 tiếng và thi bảo vệ đề án, thời gian tối đa 30 phút; nội dung thi theo yêu cầu của ngạch dự thi. Thi viết đề án và thi bảo vệ đề án được chấm với thang điểm 100 cho mỗi bài thi;
b) Đối với nâng ngạch lên ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương: Thi viết, thời gian 180 phút; nội dung thi theo yêu cầu của ngạch dự thi; thang điểm 100;
c) Đối với nâng ngạch lên ngạch cán sự hoặc tương đương; ngạch chuyên viên hoặc tương đương:
Thi viết, thời gian 120 phút; nội dung thi theo yêu cầu của ngạch dự thi; thang điểm 100.
5. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức quyết định thi trắc nghiệm trên máy vi tính thì không phải thi môn tin học và phải thông báo điểm của môn thi cho công chức dự thi được biết ngay sau khi kết thúc thời gian làm bài thi trên máy vi tính. Không phúc khảo kết quả thi trắc nghiệm trên máy vi tính.
6. Miễn thi môn ngoại ngữ đối với các trường hợp sau:
a) Công chức tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác;
b) Công chức có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số;
c) Công chức có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của ngạch dự thi;
d) Công chức có bằng tốt nghiệp theo yêu cầu trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của ngạch dự thi do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam theo quy định.
7. Miễn thi môn tin học đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin.
Theo đó, hiện nay tin học cơ bản là môn bắt buộc khi dự thi nâng ngạch công chức, cụ thể:
- Thi theo hình thức trắc nghiệm;
- Nội dung thi gồm 30 câu hỏi theo yêu cầu của ngạch dự thi;
- Thời gian thi là 30 phút.
Tuy nhiên, trong các trường hợp sau thì không cần phải thi môn tin học, gồm:
- Cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức quyết định thi trắc nghiệm trên máy vi tính.
- Có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin.
Như vậy, tin học cơ bản bắt buộc đối với công chức dự thi nâng ngạch, trừ các trường hợp không cần phải thi hoặc được miễn thi.

Phan Văn Huy









