Các cách bỏ ngắt trang trong Word dễ hiểu nhất?
Các cách bỏ ngắt trang trong Word dễ hiểu nhất?
Các cách bỏ ngắt trang trong Word như sau:
Cách 1: Cách bỏ ngắt trang thủ công trong Word
Các bước để bỏ ngắt trang thủ công trong Word như sau:
- Bước 1: Nhấp chọn Home
- Bước 2: Trong phần Paragraph các bạn nhấn chọn biểu tượng Show/Hide.
- Bước 3: Lúc này trên văn bản Word sẽ xuất hiện các dấu ngắt trang (nếu có) trong các văn bản, tiếp theo chỉ cần chọn vào dấu ngắt trang muốn bỏ ngắt trang và chọn Delete.
Cách 2: Cách bỏ ngắt trang tự động trong Word
Các bước để bỏ ngắt trang tự động trong Word như sau:
- Bước 1: Đánh dấu chọn các đoạn muốn cài đặt.
- Bước 2: Chọn thẻ Layout, trong phần Paragraph chọn biểu tượng Paragraph Settings để mở hộp thoại Paragraph.
- Bước 3: Trong hộp thoại Paragraph chọn thẻ Line and Page Breaks, click chuột đánh dấu tích chọn trước tùy chỉnh mà mình muốn:
+ Widow/Orphan control: đặt ít nhất hai dòng của đoạn văn vào đầu hoặc cuối trang.
+ Keep with next: ngăn dấu ngắt giữa các đoạn văn mà mình muốn giữ gần nhau.
+ Keep lines together: ngăn dấu ngắt trang ở giữa đoạn văn bản.
+ Page break before: thêm dấu ngắt trang trước một đoạn văn cụ thể.
Sau đó click chuột OK để đồng ý thiết lập.
Cách 3: Cách bỏ ngắt trang trong Word bằng công cụ Find and Replace
Các bước để bỏ ngắt trang trong Word bằng công cụ Find and Replace như sau:
- Bước 1: Nhấn chọn Home, Nhấp vào tùy chọn Replace trên tab trang đầu để mở Find and Replace, hoặc ấn Ctrl+H để mở Find and Replace.
- Bước 2: Trên hộp thoại Find and Replace, đặt con trỏ chuột vào ô Find what, sau đó chọn More.
- Bước 3: Tiếp theo chọn Special -> Manual Page Break.
- Bước 4: Lúc này trong phần Find what sẽ xuất hiện “^m”, click chuột chọn Replace All để thay thế tất cả.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Các cách bỏ ngắt trang trong Word dễ hiểu nhất? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Theo đó, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động như sau:
- Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
+ Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
+ Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
+ Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
+ Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
+ Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
+ Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
+ Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
+ Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
+ Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

Phan Văn Huy









