Bài thi IC3 là gì và có cấu trúc ra sao? Chứng chỉ IC3 mang lại những lợi ích gì cho người đi làm?

Thi IC3 là gì? Bài thi IC3 có cấu trúc như thế nào và đối với người đi làm thì chứng chỉ IC3 mang lại những lợi ích gì?

Bài thi IC3 là gì?

IC3 (Digital Literacy Certification) là bài thi quốc tế đánh giá về kiến thức và khả năng sử dụng máy tính, phần mềm và Internet do Tổ chức Khảo thí Tin học hàng đầu Thế giới Certiport (Hoa Kỳ) cung cấp. Bài thi IC3 phản ánh đầy đủ kỹ năng nền tảng cần thiết giúp thành công trong hầu hết các lĩnh vực học tập, nghề nghiệp và xã hội đòi hỏi về kỹ năng sử dụng máy tính và các ứng dụng Internet. Bài thi được thực hiện trực tuyến trên 25 ngôn ngữ và đã được Việt hóa.

Hiện nay, bài thi IC3 được phổ biến rộng rãi tại 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với trung bình 2 triệu lượt người thi mỗi năm được tổ chức thông qua hơn 12.000 trung tâm được ủy quyền chính thức của Certiport. Chứng chỉ IC3 có giá trị vô thời hạn và được công nhận toàn cầu.

Bài thi IC3 là gì và có cấu trúc ra sao? Chứng chỉ IC3 mang lại những lợi ích gì cho người đi làm?

Bài thi IC3 là gì và có cấu trúc ra sao? Chứng chỉ IC3 mang lại những lợi ích gì cho người đi làm? (Hình từ Internet)

Bài thi IC3 có cấu trúc ra sao?

IC3 hiện nay đang triển khai hai phiên bản gồm IC3 GS5 và IC3 GS6, cụ thể như sau:

Nội dung

IC3 GS5

IC3 GS6

Bài thi

Xây dựng trên chuẩn kỹ năng GS5

Xây dựng trên chuẩn kỹ năng GS6

Nội dung thi

Thi trên nền tảng Windows 10 – Office 2016

Thi trên nền tảng về Windows10 và Office 365 Cập nhật thêm nội dung hiểu biết nâng cao về năng lực kỹ thuật số

Trong đó, IC3 GS6 là phiên bản mới nhất trong hệ thống chứng chỉ IC3 được thiết kế để đánh giá những kỹ năng cần thiết trong thời đại công nghệ số, đảm bảo cập nhật những thay đổi mới nhất trong các ứng dụng công nghệ và các thiết bị kỹ thuật số hiện đại.

IC3 GS6 chứng nhận theo 3 cấp độ về kiến thức tương ứng với 3 chứng chỉ có giá trị sử dụng riêng biệt:

- Chứng nhận IC3 GS6 Level 1

- Chứng nhận IC3 GS6 Level 2

- Chứng nhận IC3 GS6 Level 3

Khi đạt được cả 3 cấp độ của chứng nhận IC3 GS6 bạn sẽ được cấp thêm chứng chỉ IC3 Digital Literacy Master Certification.

Nội dung IC3 GS6 được chia thành 3 cấp độ tương ứng với 3 cấp độ chứng chỉ:

- LEVEL 1 (Cấp độ 1): Các khái niệm cơ bản và các thành phần thiết yếu

- LEVEL 2 (Cấp độ 2): Kiến thức thực hành về các kỹ năng cốt lõi

- LEVEL 3 (Cấp độ 3): Hiểu biết nâng cao về năng lực kỹ thuật số

Phần nội dung bài thi IC3 GS6 được chia thành 7 chuyên đề, trong mỗi chuyên đề kiến thức sẽ được tăng dần theo cấp độ của mỗi bài thi (cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3).

CHUYÊN ĐỀ 1: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CƠ BẢN

Cấp độ 1: Trình bày các khái niệm phần mềm cơ bản

Cấp độ 2: Tùy chỉnh môi trường kỹ thuật số

Cấp độ 3: Xác định, khắc phục sự cố và giải quyết các vấn đề kỹ thuật

CHUYÊN ĐỀ 2: CÔNG DÂN KỶ NGUYÊN SỐ

Cấp độ 1: Trau dồi, quản lý và bảo vệ danh tiếng kỹ thuật số của bạn

Cấp độ 2: Áp dụng các tiêu chuẩn về nghi thức kỹ thuật số

Cấp độ 3: Trình bày các phương pháp tốt nhất cho công dân kỹ thuật số

CHUYÊN ĐỀ 3: QUẢN LÝ THÔNG TIN

Cấp độ 1: Sử dụng và tinh chỉnh các tiêu chí trong tìm kiếm trực tuyến

Cấp độ 2: Quản lý thu thập, lưu trữ và truy xuất dữ liệu trực tuyến

Cấp độ 3: Đánh giá nguồn thông tin kỹ thuật số từ các kết quả tìm kiếm

CHUYÊN ĐỀ 4: SÁNG TẠO NỘI DUNG

Cấp độ 1: Tạo nội dung kỹ thuật số cơ bản

Cấp độ 2: Sử dụng lại tài nguyên kỹ thuật số một cách có trách nhiệm

Cấp độ 3: Tạo, chỉnh sửa và xuất bản hoặc trình bày nội dung phương tiện kỹ thuật số cho một đối tượng cụ thể

CHUYÊN ĐỀ 5: GIAO TIẾP/TRUYỀN THÔNG

Cấp độ 1: Diễn tả mình thông qua phương tiện kỹ thuật số

Cấp độ 2: Tương tác với những người khác trong môi trường kỹ thuật số

Cấp độ 3: Tùy chỉnh tin nhắn và phương tiện cho một đối tượng cụ thể

CHUYÊN ĐỀ 6: CỘNG TÁC

Cấp độ 1: Xác định các tiêu chuẩn nghi thức kỹ thuật số cho quá trình cộng tác

Cấp độ 2: Sử dụng công cụ và công nghệ kỹ thuật số để cộng tác trên việc tạo nội dung

Cấp độ 3: Sử dụng công cụ cộng tác để làm việc với người khác để kiểm tra các vấn đề và sự cố

CHUYÊN ĐỀ 7: AN TOÀN VÀ AN NINH

Cấp độ 1: Xác định các mối đe dọa và các biện pháp an ninh trong một môi trường kỹ thuật số

Cấp độ 2: Tránh các mối đe dọa về sức khỏe tâm lý trong khi sử dụng công nghệ kỹ thuật số (Catfishing, FOMO)

Cấp độ 3: Quản lý bảo mật thiết bị (mã hóa, mật khẩu sinh trắc học, virus)

Trong đó, điểm tối đa của bài thi IC3 là 1000 điểm và thí sinh được cấp chứng chỉ khi đạt 700/1000 điểm trở lên.

Chứng chỉ IC3 mang lại những lợi ích gì cho người đi làm?

Đối với người đi làm thì chứng chỉ IC3 mang lại những lợi ích cụ thể như sau:

- Là minh chứng rõ nét về kiến thức và kỹ năng sử dụng máy tính và mạng internet trong thời đại công nghệ số.

- Giúp tăng năng suất và hiệu quả công việc.

- Nâng cao sự chuyên nghiệp và tự tin khi đứng trước đồng nghiệp, cấp trên và các nhà tuyển dụng.

- Đánh giá được khả năng hiện tại của bản thân về công nghệ thông tin để có thể chuẩn bị và lập kế hoạch đào tạo và phát triển bản thân phù hợp.

- Làm nổi bật hồ sơ xin việc với chứng chỉ Tin học quốc tế.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chứng chỉ IC3

Đỗ Thị Tỉnh

875 lượt xem
lượt xem
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Chứng chỉ IC3 là gì? Chứng chỉ IC3 và MOS có gì khác nhau?
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chứng chỉ IC3 Người đi làm Bài thi Bài thi IC3 Thi IC3

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào