Cách xếp lương cho viên chức đã có thời gian công tác và đóng BHXH trước đó như thế nào?
Cách xếp lương khi tuyển dụng viên chức đã có thời gian công tác và đóng BHXH trước đó như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 13 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định:
Tiếp nhận vào viên chức
...
5. Trường hợp người được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức theo quy định tại Nghị định này mà trước đó đã có thời gian công tác theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) thì thời gian đó được tính làm căn cứ để xếp lương theo chức danh nghề nghiệp phù hợp với vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.
Bộ Nội vụ hướng dẫn việc xếp lương đối với các trường hợp quy định tại khoản này.
Chiếu theo quy định trên, pháp luật quy định trường hợp viên chức trước khi được tuyển dụng mà đã có khoảng thời gian công tác theo đúng quy định của pháp luật và có đóng BHXH bắt buộc thì thời gian đó được tính làm căn cứ để xếp lương cho viên chức đó khi công tác tại cơ quan, tổ chức.
Việc quy định xếp lương cho viên chức dựa trên căn cứ đã có thời gian công tác và đóng BHXH trước đây giúp đảm bảo thu nhập cho viên chức tương xứng với kinh nghiệm, trình độ và đóng góp của họ, từ đó tạo động lực cho họ cống hiến và gắn bó lâu dài với cơ quan, tổ chức.
Cách xếp lương khi tuyển dụng viên chức viên chức đã có thời gian công tác và đóng BHXH trước đó như thế nào?
Việc xếp lương căn cứ trên thời gian công tác và đóng BHXH hiện nay được thực hiện thế nào?
Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BNV quy định:
Xếp lương đối với người được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức kể từ ngày 07 tháng 12 năm 2023
...
3. Trường hợp có thời gian công tác thuộc đối tượng hưởng lương có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của pháp luật và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì thực hiện xếp lương và xác định thời gian tương đương giữ hạng viên chức được bổ nhiệm khi tuyển dụng, tiếp nhận như sau:
a) Về xếp lương:
Căn cứ vào tổng thời gian hưởng lương có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu có thời gian không liên tục mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) trừ đi thời gian tập sự tính theo quy định của chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm khi tuyển dụng, tiếp nhận, thời gian còn lại làm căn cứ để xếp lương ở chức danh nghề nghiệp được tuyển dụng, tiếp nhận như sau: Tính từ bậc 1 của chức danh nghề nghiệp viên chức được bổ nhiệm khi tuyển dụng, tiếp nhận, sau mỗi khoảng thời gian 03 năm (đủ 36 tháng) đối với trường hợp được bổ nhiệm vào chức danh viên chức xếp lương loại A0, loại A1 hoặc sau mỗi khoảng thời gian 02 năm (đủ 24 tháng) đối với trường hợp được bổ nhiệm vào chức danh viên chức xếp lương loại B được xếp lên 1 bậc lương.
Sau khi quy đổi thời gian để xếp vào bậc lương trong chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm khi tuyển dụng, tiếp nhận nêu trên, nếu có số tháng chưa đủ 36 tháng (đối với viên chức xếp lương loại A0, loại A1) hoặc chưa đủ 24 tháng (đối với viên chức xếp lương loại B) thì số tháng này được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) trong chức danh được bổ nhiệm khi tuyển dụng, tiếp nhận.
...
Như vậy, hiện nay việc xếp lương cho viên chức đối với trường hợp có thời gian công tác thuộc đối tượng hưởng lương có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của pháp luật và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BNV thực hiện như sau:
Căn cứ vào tổng thời gian hưởng lương có đóng BHXH bắt buộc (nếu có thời gian không liên tục mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) trừ đi thời gian tập sự tính theo quy định của chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm khi tuyển dụng, tiếp nhận.
Thời gian còn lại làm căn cứ để xếp lương ở chức danh nghề nghiệp được tuyển dụng, tiếp nhận cụ thể là:
Tính từ bậc 1 của chức danh nghề nghiệp viên chức được bổ nhiệm khi tuyển dụng, tiếp nhận:
- Đối với trường hợp được bổ nhiệm vào chức danh viên chức xếp lương loại A0, loại A1 sau mỗi khoảng thời gian 03 năm (đủ 36 tháng) được xếp lên 1 bậc lương.
- Đối với trường hợp được bổ nhiệm vào chức danh viên chức xếp lương loại B, sau mỗi khoảng thời gian 02 năm (đủ 24 tháng) được xếp lên 1 bậc lương.
- Trường hợp có số tháng chưa đủ 36 tháng (đối với viên chức xếp lương loại A0, loại A1) hoặc chưa đủ 24 tháng (đối với viên chức xếp lương loại B) thì số tháng này được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) trong chức danh được bổ nhiệm khi tuyển dụng, tiếp nhận.
Theo đó, thời gian tương đương giữ hạng viên chức được bổ nhiệm được tính kể từ ngày có cùng trình độ đào tạo hoặc có trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận.
Viên chức là những ai?
Căn cứ Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:
Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Theo đó, công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật thì được xem là viên chức.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?