Cách xác định hành lang an toàn đường bộ thế nào? Quản lý dự án đường bộ hạng 1 là công việc gì?

Hướng dẫn cách xác định hành lang an toàn đường bộ như thế nào? Những công việc của Quản lý dự án đường bộ hạng 1 là gì?

Cách xác định hành lang an toàn đường bộ thế nào?

Theo Điều 15 Luật Đường bộ 2024 quy định về cách xác định hành lang an toàn đường bộ như sau:

- Chiều rộng hành lang an toàn đường bộ được xác định theo nguyên tắc sau đây:

+ Đối với đường ngoài đô thị, xác định từ mép ngoài phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ, theo quy mô, cấp kỹ thuật của đường; trường hợp đường hiện hữu chưa xác định cấp kỹ thuật, thì căn cứ chiều rộng mặt đường và tiêu chuẩn thiết kế đường để xác định cấp kỹ thuật tương ứng làm căn cứ xác định chiều rộng hành lang an toàn đường bộ;

+ Đối với đường đô thị, xác định từ mép ngoài phần đất để bảo vệ, bảo trì đường đô thị đến chỉ giới đường đỏ nhưng không lớn hơn chiều rộng hành lang của đường ngoài đô thị cùng cấp;

+ Đối với cầu, bến phà, cầu phao đường bộ, xác định theo chiều dọc, chiều ngang công trình và phụ thuộc cấp sông, quy mô công trình; đối với cầu cạn, cầu vượt trên cao, xác định từ mép ngoài của phần đất để bảo vệ, bảo trì cầu;

+ Đối với hầm đường bộ, xác định từ mép ngoài của phần đất bảo vệ công trình hầm ra xung quanh;

+ Đường bộ có kè, tường chắn bảo vệ nằm trong phạm vi đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ, xác định từ mép ngoài của kè, tường chắn bảo vệ trở ra nhưng không lớn hơn chiều rộng hành lang an toàn đường bộ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 15 Luật Đường bộ 2024;

+ Đối với đường thôn, đường ngõ, ngách, kiệt, hẻm trong đô thị và đường khác không cho xe ô tô di chuyển thì không bắt buộc bố trí hành lang an toàn đường bộ.

- Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với các công trình khác thì được phân định theo nguyên tắc sau đây:

+ Đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt, việc phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt. Việc quản lý, sử dụng hành lang an toàn đường sắt không được làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình đường bộ và an toàn giao thông;

+ Đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đường thủy nội địa, việc quản lý, sử dụng hành lang bảo vệ đường thủy nội địa không được ảnh hưởng đến chất lượng công trình và an toàn giao thông;

+ Đường bộ đi chung với đê hoặc có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đê, việc phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang bảo vệ đê; trường hợp hành lang an toàn đường bộ lớn hơn hành lang bảo vệ đê thì tính theo hành lang an toàn đường bộ;

+ Tại các đoạn đường chồng lấn, giao nhau, hành lang an toàn đường bộ được xác định theo đường có cấp kỹ thuật cao hơn; các đường liền kề nhau thì xác định hành lang an toàn đường bộ theo đường ngoài cùng.

- Việc xác định và quản lý mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ được quy định như sau:

+ Mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ được xác định theo quy mô, cấp kỹ thuật, hướng tuyến, phạm vi xây dựng công trình đường bộ;

+ Chủ đầu tư xây dựng công trình đường bộ có trách nhiệm tổ chức thực hiện cắm mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ; bàn giao cho cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ;

+ Cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ có trách nhiệm công bố công khai mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ; điều chỉnh, bổ sung mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ trong thời gian quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì công trình đường bộ;

+ Cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ theo quy định của Luật Đường bộ 2024, quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Cách xác định hành lang an toàn đường bộ thế nào? Quản lý dự án đường bộ hạng 1 là công việc gì?

Cách xác định hành lang an toàn đường bộ thế nào? Quản lý dự án đường bộ hạng 1 là công việc gì? (Hình từ Internet)

Quản lý dự án đường bộ hạng 1 là công việc gì?

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 46/2022/TT-BGTVT quy định:

Quản lý dự án đường bộ hạng I - Mã số: V.12.23.01
1. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý dự án đường bộ thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì nghiên cứu, đề xuất, xây dựng các chủ trương, chính sách, định hướng, kế hoạch phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động quản lý dự án đường bộ;
c) Chủ trì nghiên cứu, xây dựng quy chế quản lý nghiệp vụ chuyên ngành quản lý dự án đường bộ;
d) Chủ trì nghiên cứu đề tài, đề án, các công trình nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý dự án đường bộ;
đ) Chủ trì tổ chức biên soạn, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành quản lý dự án đường bộ; chủ trì tổ chức tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm chuyên ngành quản lý dự án đường bộ;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.
...

Theo đó Quản lý dự án đường bộ hạng 1 có các nhiệm vụ như sau:

- Quản lý dự án đường bộ hạng 1 có nhiệm vụ chủ trì tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý dự án đường bộ thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

- Chủ trì hoạt động nghiên cứu, đề xuất, xây dựng các chủ trương, chính sách, định hướng, kế hoạch phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động quản lý dự án đường bộ;

- Chủ trì quá trình nghiên cứu, xây dựng quy chế quản lý nghiệp vụ chuyên ngành quản lý dự án đường bộ;

- Chủ trì trong công cuộc nghiên cứu đề tài, đề án, các công trình nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý dự án đường bộ;

- Chủ trì trong việc tổ chức biên soạn, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành quản lý dự án đường bộ; chủ trì tổ chức tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm chuyên ngành quản lý dự án đường bộ;

- Ngoài ra Quản lý dự án đường bộ hạng 1 còn thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.

Hệ số lương của Quản lý dự án đường bộ hạng 1 là bao nhiêu?

Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 46/2022/TT-BGTVT quy định:

Xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý dự án đường bộ
...
2. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý dự án đường bộ quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường bộ hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường bộ hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường bộ hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường bộ hạng IV được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.
...

Theo đó hệ số lương của Quản lý dự án đường bộ hạng 1 được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00.

Hành lang an toàn đường bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Cách xác định hành lang an toàn đường bộ thế nào? Quản lý dự án đường bộ hạng 1 là công việc gì?
Lao động tiền lương
Hành lang an toàn đường bộ có được xây nhà không? Quản lý dự án đường bộ hạng 1 hiện nay có hệ số lương bao nhiêu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hành lang an toàn đường bộ
32 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hành lang an toàn đường bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hành lang an toàn đường bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào