Cách tính lương giáo viên từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?
Cách tính lương giáo viên khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 như thế nào?
Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương).
- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương/năm, không bao gồm phụ cấp).
Hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo của cán bộ, công chức, viên chức bao gồm:
Một bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
Một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Ngoài ra, nội dung cải cách theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cũng đề cập về việc bãi bỏ một số khoản thu nhập của công chức, viên chức như sau:
Khoản 1: Các khoản chi ngoài lương có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước gồm: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo...
Khoản 2: Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ công an, quân đội, cơ yếu để đảm bảo tương quan tiền lương với cán bộ, công chức).
Khoản 3: Mở rộng cơ chế khoán kinh phí gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ. Không gắn mức lương của cán bộ, công chức, viên chức với việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chính sách, chế độ không có tính chất lương. Do đó, khi thực hiện được nhiệm vụ thì sẽ nhận được mức khoán lương phù hợp với kết quả đã làm được mà không cào bằng như trước đây.
Khoản 4: Bên cạnh đó sẽ bãi bỏ khoán quỹ lương thì chính sách cải cách tiền lương còn nghiên cứu quy định khoán các chế độ ngoài lương như tiền xe ô tô, điện thoại…
Theo đó, giáo viên là viên chức khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có thể sẽ áp dụng cơ cấu tiền lương mới như trên cũng như sẽ được thực hiện theo nguyên tắc đề ra tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Xem thêm:
Cách tính lương giáo viên từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?
Mức lương cơ sở hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
3. Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII; mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm bình quân năm 2022 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương theo ngạch, bậc khi nâng bậc, nâng ngạch).
...
Theo đó, mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu đồng/tháng.
Cách tính lương của giáo viên các cấp hiện nay như thế nào?
Cách tính lương giáo viên mầm non
Căn cứ Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non như sau:
Cách xếp lương
1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Giáo viên mầm non hạng III, mã số V.07.02.26, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;
b) Giáo viên mầm non hạng II, mã số V.07.02.25, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
c) Giáo viên mầm non hạng I, mã số V.07.02.24, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38.
2. Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc chuyển xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Theo quy định trên, hệ số lương của giáo viên mần non được xác định như sau:
- Giáo viên mầm non hạng 1: 4,0 đến 6,38;
- Giáo viên mầm non hạng 2: 2,34 đến 4,98;
- Giáo viên mầm non hạng 3: 2,10 đến 4,89.
Đồng thời, căn cứ Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của giáo viên mầm non được tính như sau:
Mức lương = Mức lương cơ sở x hệ số lương
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Ngoài ra, trong quá trình làm việc, giáo viên mầm non cũng được hưởng thêm các khoản phụ cấp bổ sung như phụ cấp giảng dạy, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên,... Bên cạnh đó sẽ khấu trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội từ mức lương hàng tháng.
Do đó, tổng tiền lương của giáo viên mầm non sẽ được tính dựa theo công thức sau:
Lương giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Phụ cấp - Tiền đóng bảo hiểm
Cách tính lương giáo viên tiểu học
Căn cứ Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương của các chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học như sau:
Cách xếp lương
1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.29, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
b) Giáo viên tiểu học hạng II, mã số V.07.03.28, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
c) Giáo viên tiểu học hạng I, mã số V.07.03.27, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
2. Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, hệ số lương của giáo viên tiểu học được xác định như sau:
- Giáo viên tiểu học hạng 3 có hệ số lương hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
- Giáo viên tiểu học hạng 2 có hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
- Giáo viên tiểu học hạng 1 có hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Đồng thời, căn cứ Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của giáo viên tiểu học được tính như sau:
Mức lương = Mức lương cơ sở x hệ số lương
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Ngoài ra, trong quá trình làm việc, giáo viên tiểu học cũng được hưởng thêm các khoản phụ cấp bổ sung như phụ cấp giảng dạy, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên,... Bên cạnh đó sẽ khấu trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội từ mức lương hàng tháng.
Do đó, tổng tiền lương của giáo viên tiểu học sẽ được tính dựa theo công thức sau:
Lương giáo viên tiểu học = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Phụ cấp - Tiền đóng bảo hiểm
Cách tính lương giáo viên THCS
Căn cứ Điều 2 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Mã số, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở
Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở bao gồm:
1. Giáo viên trung học cơ sở hạng III - Mã số V.07.04.32.
2. Giáo viên trung học cơ sở hạng II - Mã số V.07.04.31.
3. Giáo viên trung học cơ sở hạng I - Mã số V.07.04.30.
Theo đó hiện nay chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở phân thành 3 hạng 1,2,3.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 8 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương như sau:
Cách xếp lương
1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Giáo viên trung học cơ sở hạng III, mã số V.07.04.32, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
b) Giáo viên trung học cơ sở hạng II, mã số V.07.04.31, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
c) Giáo viên trung học cơ sở hạng I, mã số V.07.04.30, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78.
...
Như vậy, hệ số lương của giáo viên trung học cơ sở theo từng chức danh như sau:
- Giáo viên trung học cơ sở hạng 3, mã số V.07.04.32: từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98
- Giáo viên trung học cơ sở hạng 2, mã số V.07.04.31: từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
- Giáo viên trung học cơ sở hạng 1, mã số V.07.04.30: từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78.
Đồng thời, căn cứ Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của giáo viên THCS được tính như sau:
Mức lương = Mức lương cơ sở x hệ số lương
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Ngoài ra, trong quá trình làm việc, giáo viên THCS cũng được hưởng thêm các khoản phụ cấp bổ sung như phụ cấp giảng dạy, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên,... Bên cạnh đó sẽ khấu trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội từ mức lương hàng tháng.
Do đó, tổng tiền lương của giáo viên THCS sẽ được tính dựa theo công thức sau:
Lương giáo viên THCS = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Phụ cấp - Tiền đóng bảo hiểm
Cách tính lương giáo viên THPT
Căn cứ Điều 2 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông
Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông bao gồm:
1. Giáo viên trung học phổ thông hạng III - Mã số V.07.05.15.
2. Giáo viên trung học phổ thông hạng II - Mã số V.07.05.14.
3. Giáo viên trung học phổ thông hạng I - Mã số V.07.05.13
Theo đó hiện nay chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông phân thành 3 hạng 1,2,3.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên trung học phổ thông như sau:
Cách xếp lương
1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Giáo viên trung học phổ thông hạng III, mã số V.07.05.15, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
b) Giáo viên trung học phổ thông hạng II, mã số V.07.05.14, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38;
c) Giáo viên trung học phổ thông hạng I, mã số V.07.05.13, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
...
Như vậy, hệ số lương của giáo viên THPT theo từng chức danh như sau:
- Giáo viên THPT hạng 3: từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98
- Giáo viên THPT hạng 2: từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
- Giáo viên THPT hạng 1: từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78.
Đồng thời, căn cứ Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của giáo viên THCS được tính như sau:
Mức lương = Mức lương cơ sở x hệ số lương
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Ngoài ra, trong quá trình làm việc, giáo viên THPT cũng được hưởng thêm các khoản phụ cấp bổ sung như phụ cấp giảng dạy, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên,... Bên cạnh đó sẽ khấu trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội từ mức lương hàng tháng.
Do đó, tổng tiền lương của giáo viên THPT sẽ được tính dựa theo công thức sau:
Lương giáo viên THPT = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Phụ cấp - Tiền đóng bảo hiểm
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?