Các Tổng cục và tổ chức tương đương tại Việt Nam gồm những đơn vị nào? Tổng cục trưởng cần có năng lực gì?

Theo quy định hiện hành các Tổng cục và tổ chức tương đương tại Việt Nam gồm những đơn vị nào? Tổng cục trưởng cần có năng lực gì?

Các Tổng cục và tổ chức tương đương tại Việt Nam gồm những đơn vị nào?

Theo đó, Tổng cục và các tổ chức tương đương tại Việt Nam hiện nay gồm:

- Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng

- Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng

- Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng

- Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng

- Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng

- Tổng cục Tình báo, Bộ Quốc phòng

- Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Quốc phòng

- Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính

- Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính

- Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Bộ Tài chính

- Kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính

- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính

- Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Tổng cục Biển và hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Nội vụ

- Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Bộ Nội vụ

- Tổng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương

- Tổng cục Đường bộ, Bộ Giao thông Vận tải

- Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ

- Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

- Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp

- Tổng cục Thể dục Thể thao, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

- Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

- Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế.

- Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao (Việt Nam)

- Ủy ban biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao (Việt Nam)

- Cổng thông tin điện tử chính phủ, Văn phòng Chính phủ (Việt Nam)

- Cơ quan Thanh tra - Giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Các Tổng cục và tổ chức tương đương tại Việt Nam gồm những đơn vị nào? Tổng cục trưởng cần có năng lực gì?

Các Tổng cục và tổ chức tương đương tại Việt Nam gồm những đơn vị nào? Tổng cục trưởng cần có năng lực gì?

Tổng cục trưởng cần có năng lực gì?

Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định:

Về năng lực và uy tín
1. Có tư duy đổi mới, phương pháp làm việc khoa học; có năng lực tổng hợp, phân tích và dự báo.
2. Nắm vững các nội dung về quản lý nhà nước, quy định của pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực; có khả năng phát hiện hạn chế, bất cập trong thực tiễn và đề xuất giải pháp tháo gỡ.
3. Có năng lực triển khai thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và tổ chức thực hiện quy định của pháp luật.
4. Có khả năng quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể, cá nhân; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; có thành tích nổi trội, có sản phẩm cụ thể trong quá trình công tác phù hợp với tiêu chuẩn chức vụ, chức danh dự kiến bổ nhiệm.
5. Có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện công tác chuyên môn.

Theo đó, Tổng cục trưởng cần đáp ứng về năng lực như sau:

- Có năng lực tổng hợp, phân tích và dự báo.

- Nắm vững các nội dung về quản lý nhà nước, quy định của pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực; có khả năng phát hiện hạn chế, bất cập trong thực tiễn và đề xuất giải pháp tháo gỡ.

- Có năng lực triển khai thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và tổ chức thực hiện quy định của pháp luật.

- Có khả năng quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể, cá nhân; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; có thành tích nổi trội, có sản phẩm cụ thể trong quá trình công tác phù hợp với tiêu chuẩn chức vụ, chức danh dự kiến bổ nhiệm.

- Có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện công tác chuyên môn.

- Hoạch định những vấn đề chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực; chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, chương trình, kế hoạch công tác nhiệm kỳ và hằng năm của ngành, lĩnh vực; chỉ đạo hoặc trực tiếp giải quyết những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực; chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính, chế độ công vụ, công chức; chỉ đạo thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật; chỉ đạo giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân thuộc thẩm quyền; triển khai phối hợp giữa các bộ, ngành và giữa trung ương với địa phương để thực hiện đồng bộ, thống nhất, hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật.(quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17 Nghị định 29/2024/NĐ-CP)

Tổng cục trưởng phải đáp ứng về chính trị tư tưởng ra sao?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định:

Về chính trị tư tưởng
1. Trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng.
2. Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên quyết đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật.
3. Có tinh thần yêu nước, đặt lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
4. Chấp hành sự phân công của cơ quan, tổ chức; tuân thủ kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng và pháp luật.

Theo đó, Tổng cục trưởng phải đáp ứng về chính trị tư tưởng như sau:

- Trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng.

- Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên quyết đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp 2013 và pháp luật.

- Có tinh thần yêu nước, đặt lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân.

- Chấp hành sự phân công của cơ quan, tổ chức; tuân thủ kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc và quy định của Đảng và pháp luật.

Tổng cục trưởng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người được bổ nhiệm Tổng cục trưởng thuộc Tổng cục phải giữ chức vụ gì trước đó?
Lao động tiền lương
Các Tổng cục và tổ chức tương đương tại Việt Nam gồm những đơn vị nào? Tổng cục trưởng cần có năng lực gì?
Lao động tiền lương
Tổng cục trưởng cần đáp ứng về năng lực như thế nào?
Lao động tiền lương
Tổng cục trưởng Tổng cục 2 phải thực hiện những nhiệm vụ như thế nào?
Lao động tiền lương
Nhiệm vụ của Tổng cục trưởng phải thực hiện hiện nay là gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tổng cục trưởng
483 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổng cục trưởng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổng cục trưởng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào