Các phòng chức năng của trung tâm giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ gì?
Cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp bao gồm những ai?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Cơ cấu tổ chức của trường trung cấp, trường cao đẳng công lập, tư thục bao gồm:
a) Hội đồng trường đối với trường trung cấp, trường cao đẳng công lập; hội đồng quản trị đối với trường trung cấp, trường cao đẳng tư thục;
b) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;
c) Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Các khoa, bộ môn;
đ) Các hội đồng tư vấn;
e) Phân hiệu; tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ; tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).
2. Cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục bao gồm:
a) Giám đốc, phó giám đốc;
b) Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Các tổ bộ môn;
d) Các hội đồng tư vấn;
đ) Các đơn vị phục vụ đào tạo; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tự chủ về cơ cấu tổ chức.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
- Giám đốc, phó giám đốc;
- Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
- Các tổ bộ môn;
- Các hội đồng tư vấn;
- Các đơn vị phục vụ đào tạo; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).
Các phòng chức năng của trung tâm giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ gì?
Các phòng chức năng của trung tâm giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ gì?
Căn cứ tại Điều 14 Thông tư 57/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
Phòng chức năng
1. Các phòng chức năng có nhiệm vụ tham mưu và giúp giám đốc trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công việc chủ yếu của trung tâm như: đào tạo, hành chính, quản trị; tổ chức, cán bộ; tổng hợp, đối ngoại; quản lý học sinh, người học; quản lý tài chính, quản lý thiết bị và xây dựng cơ bản theo chức năng, nhiệm vụ được giám đốc giao.
Giám đốc quyết định thành lập các phòng chức năng theo cơ cấu tổ chức của trung tâm đã được phê duyệt trong quy chế tổ chức, hoạt động của trung tâm.
2. Trưởng phòng phải có trình độ cao đẳng trở lên và có kinh nghiệm quản lý, giảng dạy ít nhất 2 năm.
3. Phó trưởng phòng là người giúp trưởng phòng trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của phòng theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Phó trưởng phòng phải có trình độ cao đẳng trở lên. Số lượng phó trưởng phòng tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy mô đào tạo của trung tâm, được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức, hoạt động của trung tâm.
4. Trưởng phòng, phó trưởng phòng có nhiệm kỳ 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Độ tuổi khi bổ nhiệm nhiệm kỳ đầu tiên của trưởng phòng, phó trưởng phòng của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ tính đến tháng thực hiện quy trình bổ nhiệm.
Theo đó, các phòng chức năng của trung tâm giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ tham mưu và giúp giám đốc trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công việc chủ yếu của trung tâm như:
- Đào tạo, hành chính, quản trị;
- Tổ chức, cán bộ;
- Tổng hợp, đối ngoại;
- Quản lý học sinh, người học;
- Quản lý tài chính, quản lý thiết bị và xây dựng cơ bản theo chức năng, nhiệm vụ được giám đốc giao.
Nội dung chi thường xuyên của trung tâm giáo dục nghề nghiệp là gì?
Căn cứ tại Điều 37 Thông tư 57/2015/TT-BLĐTBXH Quy định về Điều lệ trung tâm giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định:
Nội dung chi
1. Chi thường xuyên, bao gồm:
a) Chi cho các hoạt động đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
b) Chi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của trung tâm kể cả chi thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật.
2. Chi không thường xuyên, bao gồm:
a) Chi thực hiện chương trình mục tiêu;
b) Chi thực hiện nhiệm vụ đào tạo do Nhà nước đặt hàng;
c) Chi thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý, viên chức;
d) Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định;
đ) Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
e) Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm tài sản, thiết bị; chi thực hiện các dự án đầu tư khác theo quy định của Nhà nước;
g) Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết;
h) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nội dung chi thường xuyên của trung tâm giáo dục nghề nghiệp là:
- Chi cho các hoạt động đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
- Chi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của trung tâm kể cả chi thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?