Các động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải đáp ứng yêu cầu gì?
- Các động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải đáp ứng yêu cầu gì?
- Mức chịu cách điện của cuộn dây động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải chịu được điện áp thử nghiệm xoay chiều như thế nào?
- Tất cả các nắp mở chậm của động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải đáp ứng yêu cầu gì?
Các động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải đáp ứng yêu cầu gì?
Tại tiểu mục 7.2.5 Mục 7 QCVN 22:2023/BCT có quy định như sau:
7. Yêu cầu kỹ thuật đối với động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò
7.1. Các thông số cơ bản
7.1.1. Điện áp danh định:
7.1.1.1. Điện áp xoay chiều 127 V, 220 V, 380 V, 660 V, 1 140 V, 3 000 V, 6 000 V;
7.1.1.2. Điện áp một chiều 20 Vdc, 250 Vdc đến 750 Vdc.
7.1.2. Tần số danh định với điện áp xoay chiều: 50 Hz.
7.1.3. Tốc độ quay đồng bộ của động cơ điện phòng nổ (vòng/phút): 3000, 1500, 1000, 750, 600, 500, 375.
7.2. Yêu cầu với kích thước và công suất của động cơ điện phòng nổ
7.2.1. Kiểu lắp đặt của động cơ điện phòng nổ
7.2.1.1. Động cơ điện phòng nổ có kết cấu lắp đặt kiểu chân để phải được sản xuất theo kích thước, kết cấu lắp đặt theo quy định tại Bảng 3 khoản 6.2 của TCVN 7862-1: 2008 (IEC 60072-1:1991) và Bảng 1, khoản 4.2; Bảng 2 khoản 4.3 của TCVN 7862-2:2008 (IEC 60072-2:1990).
7.2.1.2. Động cơ điện phòng nổ có kết cấu lắp đặt kiểu mặt bích phải được sản xuất theo kích thước, kết cấu lắp đặt theo quy định tại Bảng 1 và Bảng 2 khoản 6.1 của TCVN 7862-1:2008 (IEC 60072-1:1991) và Bảng 3, khoản 4.5 của TCVN 7862-2:2008 (IEC 60072-2:1990).
7.2.2. Động cơ điện phòng nổ phải có khả năng làm việc bình thường với góc nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang đến 35°.
7.2.3. Công suất của động cơ điện phòng nổ được sản xuất theo dãy công suất quy định tại Điều 9 của TCVN 7862-1: 2008 (IEC 60072-1: 1991) và các thông số về chiều cao tâm trục được quy định tại Bảng 6.
...
7.2.4. Các chế độ vận hành của động cơ điện phòng nổ phải tuân thủ theo khoản 4 của tiêu chuẩn TCVN 6627-1:2014 (IEC 60034-1:2010).
7.2.5. Các động cơ điện phòng nổ phải có rãnh then và then để chốt ở đầu nhô ra của trục dẫn động.
...
Theo đó, các động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải có rãnh then và then để chốt ở đầu nhô ra của trục dẫn động.
Các động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải đáp ứng yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Mức chịu cách điện của cuộn dây động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải chịu được điện áp thử nghiệm xoay chiều như thế nào?
Tại tiểu mục 7.3.2.1 Mục 7 QCVN 22:2023/BCT có quy định như sau:
7.3. Yêu cầu đối với các đặc tính điện của động cơ điện phòng nổ
7.3.1. Yêu cầu cách điện: Giá trị điện trở cách điện của động cơ điện phòng nổ phải tuân thủ theo quy định tại Bảng 7.
...
7.3.2. Mức chịu cách điện
7.3.2.1 Mức chịu cách điện của cuộn dây động cơ điện phòng nổ phải chịu được điện áp thử nghiệm xoay chiều tần số 50 Hz với thời gian 1 phút mà không xuất hiện phóng điện bề mặt hoặc đánh thủng cách điện;
Điện áp thử nghiệm Uth = 2 x Udđ + 1000 V;
Phù hợp với Điều 9 của TCVN 6627-1:2014 (IEC 60079-1:2010), các thông số thử nghiệm quy định tại Bảng 8.
...
Theo đó, mức chịu cách điện của cuộn dây động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải chịu được điện áp thử nghiệm xoay chiều tần số 50 Hz với thời gian 1 phút mà không xuất hiện phóng điện bề mặt hoặc đánh thủng cách điện.
Tất cả các nắp mở chậm của động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải đáp ứng yêu cầu gì?
Tại tiểu mục 5.5.2 Mục 7 QCVN 22:2023/BCT có quy định như sau:
5.5. Yêu cầu về kết cấu chung
5.5.1. Yêu cầu về bộ phận nối đất
5.5.1.1. Các yêu cầu về nối đất của động cơ điện phòng nổ phải tuân thủ theo các yêu cầu tại khoản 20 Điều 102 QCVN 01:2011/BCT và Điều 15 TCVN 10888-0:2015 (IEC 60079-0:2011).
5.5.1.2. Trong hộp đấu cáp phải có cọc để bắt chặt dây nối đất; cọc nối đất phải được bố trí đảm bảo khe hở và khoảng cách rò điện với cọc đấu dây pha theo quy định tại Bảng 5 của Quy chuẩn kỹ thuật này; các cổ cáp phải có cơ cấu để bắt chặt dây nối đất.
5.5.1.3. Trên vỏ hoặc chân đế của động cơ điện phòng nổ phải có cơ cấu để bắt chặt dây nối đất.
5.5.2. Tất cả các nắp mở chậm phải được bắt chặt bằng bulông và có dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm “Cấm mở khi có điện”.
5.5.3. Các cọc đấu dây trong hộp đấu cáp:
5.5.3.1. Phải thể hiện dấu hiệu về chỉ thị pha được nhìn thấy rõ ràng cạnh các cọc đấu.
5.5.3.2. Phải có chi tiết hoặc cơ cấu chống tự nới lỏng
5.5.3.3. Mạch điều khiển an toàn tia lửa (nếu có) phải được cách ly an toàn với các cọc đấu dây pha bằng hộp đấu cáp riêng biệt hoặc có các vách ngăn bảo vệ nếu đặt cùng trong hộp đấu cáp chung.
5.5.4. Hộp đấu cáp có một hoặc nhiều cổ cáp đầu vào, những cổ cáp không sử dụng phải được bịt kín.
...
Theo đó, tất cả các nắp mở chậm của động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải được bắt chặt bằng bulông và có dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm “Cấm mở khi có điện”.
Lưu ý: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2023/BCT có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?