Cá nhân hoạt động tư vấn, dịch vụ quyền tác giả có cần bằng cử nhân Luật hay không?
Tổ chức hoạt động tư vấn, dịch vụ quyền tác giả được thực hiện các hoạt động nào?
Căn cứ theo Điều 57 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:
Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan
1. Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện các hoạt động sau đây theo yêu cầu của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan:
a) Tư vấn những vấn đề có liên quan đến quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan;
b) Đại diện cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan theo uỷ quyền;
c) Tham gia các quan hệ pháp luật khác về quyền tác giả, quyền liên quan, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo uỷ quyền.
Như vậy đối với tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả được thực hiện các hoạt động như trên khi có yêu cầu của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.
Tổ chức hoạt động tư vấn, dịch vụ đăng ký quyền tác giả (Hình từ Internet)
Tổ chức nào được phép hoạt động tư vấn, dịch vụ quyền tác giả?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 55 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan
1. Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại khoản 1 Điều 57 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp;
b) Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo pháp luật về hợp tác xã;
c) Đơn vị sự nghiệp;
d) Các tổ chức hành nghề luật sư được thành lập và hoạt động theo pháp luật về luật sư, trừ chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
Như vậy, pháp luật cũng đã có quy định rõ ràng về các tổ chức được phép hoạt động việc tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan, cụ thể:
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp;
- Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo pháp luật về hợp tác xã;
- Đơn vị sự nghiệp;
- Các tổ chức hành nghề luật sư được thành lập
Không có bằng cử nhân Luật thì có được hoạt động tư vấn quyền tác giả hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 55 Nghị định 17/2023/NĐ-CP về điều kiện thành lập tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan
...
2. Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều 57 của Luật Sở hữu trí tuệ khi người đứng đầu tổ chức và cá nhân hoạt động tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Thường trú tại Việt Nam;
c) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật.
Theo đó, cá nhân hoạt động tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan phải có bằng tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Luật tức bằng cử nhân Luật.
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?