Cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở 3 năm liên tục có được xét tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ không?
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ là gì?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 quy định:
Hình thức khen thưởng
1. Huân chương.
2. Huy chương.
3. Danh hiệu vinh dự nhà nước.
4. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”.
5. Kỷ niệm chương.
6. Bằng khen.
7. Giấy khen.
Theo đó, Điều 72 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 có quy định về 02 loại Bằng khen như sau:
Bằng khen
1. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”.
2. Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh.
Như vậy, việc trao tặng Bằng khen là một trong những hình thức khen thưởng được quy định trong Luật Thi đua, Khen thưởng 2022.
Trong đó, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ là một trong 02 loại Bằng khen được sử dụng để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân hoặc tập thể có thành tích tốt trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và xuất sắc trong các nhiệm vụ, phong trào được giao.
>> Đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở khi nào sẽ được nâng lương trước hạn?
Cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở 3 năm liên tục có được xét tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ không?
Cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở 3 năm liên tục có được xét tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 73 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 quy định:
"Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”
1. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu, được bình xét trong phong trào thi đua;
b) Đã được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh và có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong thời gian đó có 03 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;
c) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc được giải thưởng ở khu vực;
d) Có đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công tác xã hội, từ thiện nhân đạo.
...
Dựa theo quy định trên, cá nhân được tặng hoặc truy tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ khi chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:
- Có thành tích xuất sắc tiêu biểu, được bình xét trong phong trào thi đua;
- Đã được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh và có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong thời gian đó có 03 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;
- Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc được giải thưởng ở khu vực;
- Có đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công tác xã hội, từ thiện nhân đạo.
Như vậy, ngoài việc đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở 03 năm, cá nhân còn phải đáp ứng thêm tiêu chí như đã được tặng Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh trước đó; có 05 năm liên tục được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên đến thời điểm được đề nghị xét tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Do đó, chỉ việc đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở trong 3 năm liên tục thì cá nhân chưa đủ điều kiện để được xét tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Thi đua theo chuyên đề có được tính để xét khen thưởng công trạng không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định:
Nguyên tắc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng
1. Khen thưởng phải căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn và thành tích đạt được, không nhất thiết phải có hình thức khen thưởng mức thấp mới được khen thưởng mức cao hơn.
2. Cấp có thẩm quyền khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với các trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục, hồ sơ theo quy định.
3. Kết quả khen thưởng thành tích đột xuất, thi đua theo chuyên đề không dùng làm căn cứ để đề nghị cấp trên khen thưởng công trạng.
4. Chưa khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng cho cá nhân, tập thể trong thời gian cơ quan có thẩm quyền đang xem xét thi hành kỷ luật hoặc điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo, có vấn đề tham nhũng, tiêu cực được báo chí nêu đang được xác minh làm rõ.
Trường hợp cá nhân, tập thể bị kỷ luật, sau khi chấp hành xong thời gian kỷ luật, cá nhân, tập thể lập được thành tích thì thành tích khen thưởng được tính từ thời điểm chấp hành xong thời gian thi hành kỷ luật.
5. Thời gian nghỉ thai sản đối với cá nhân theo quy định được tính để xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
6. Khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ hoặc tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng.
7. Thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến đối với cá nhân là nữ lãnh đạo, quản lý được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung. Trường hợp cá nhân nữ lãnh đạo, quản lý thuộc đối tượng được quy định tuổi nghỉ hưu cao hơn thì thời gian để xét khen thưởng quá trình cống hiến thực hiện theo quy định chung.
Chiếu theo nguyên tắc trên, kết quả khen thưởng thành tích đột xuất, thi đua theo chuyên đề được quy định không dùng làm căn cứ để đề nghị cấp trên khen thưởng công trạng.
Như vậy, nếu cá nhân được khen thưởng thành tích đột xuất, thi đua theo chuyên đề thì sẽ không được tính để xét thưởng công trạng.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?